Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ cho biết, trong quý II/2022, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình số 04-CTr/TU. Đến nay, Hà Nội có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Thạch Thất, Thường Tín, Thanh Oai, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Mê Linh và thị xã Sơn Tây. Các huyện Ứng Hòa, Ba Vì và Mỹ Đức đang bám sát Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tiến hành hoàn thiện các tiêu chí huyện, phấn đấu trình Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.
Ủy Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU Nguyễn Thị Tuyến chủ trì hội nghị.
Về xây dựng nông thôn mới nâng cao, huyện Đan Phượng có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong năm 2022, huyện Đan Phượng đăng ký thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và đang rà soát, hoàn thiện hồ sơ theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2022.
Cùng dự có Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU Nguyễn Mạnh Quyền và các thành viên Ban Chỉ đạo.
Hà Nội có 382/382 (đạt 100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới, 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 5 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (), Hà Nội hiện có 1.649 sản phẩm (gồm 4 sản phẩm 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao); 1.342 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 60 hợp tác xã nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và theo hướng hữu cơ, 84 hợp tác xã nông nghiệp có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm… Trong quý II, Hà Nội đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố trong điều kiện bình thường mới; số lao động tìm được việc làm tăng 37,8% so với quý I. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, Hà Nội đã giải quyết việc làm cho trên 118,9 nghìn lao động, đạt 74,3% kế hoạch giao trong năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng kinh phí huy động thực hiện xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm là 3.950 tỷ đồng.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ thay mặt Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội báo cáo kết quả thực hiện Chương trình đến hết quý II; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2022.
Phát biểu kết luận hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU Nguyễn Thị Tuyến biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao những kết quả xây dựng nông thôn mới của các địa phương đã đạt được trong quý II/2022. Nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong 6 tháng cuối năm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bám sát những chỉ đạo mới của Trung ương về xây dựng nông thôn mới, nông thôn văn minh, hiện đại; những định hướng lớn về phát triển nông nghiệp, nông thôn được thể hiện tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Hội Hội nghị đã lắng nghe đại diện các sở, ngành, quận, huyện đóng góp nhiều ý kiến nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến lưu ý xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ không có điểm dừng, đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục ưu tiên, dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu về đích theo đúng kế hoạch. Cùng với đó là tăng cường tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân, qua đó khơi dậy tinh thần đoàn kết, tính trách nhiệm và sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Ủy Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận hội nghị.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng đề nghị các quận tiếp tục quan tâm hỗ trợ các huyện đang xây dựng nông thôn mới theo quy định, đặc biệt là các huyện còn nhiều khó khăn và các huyện phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt huyện nông thôn mới năm 2022; đề nghị các cơ quan chuyên môn hướng dẫn huyện Đan Phượng hoàn thiện hồ sơ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 3 huyện Ba Vì, Ứng Hòa và Mỹ Đức hoàn thành tiêu chí, hồ sơ xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, để trong năm 2022, Hà Nội có 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới; có huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; Hà Nội phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư; tập trung phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tổ chức đánh giá, phân hạng ít nhất 400 sản phẩm mới…
Theo báo cáo, Hà Nội đã có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Thạch Thất, Thường Tín, Thanh Oai, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Mê Linh và thị xã Sơn Tây. Riêng huyện Đan Phượng đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Các huyện Ứng Hòa, Ba Vì và huyện Mỹ Đức đang bám sát Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tiến hành hoàn thiện các tiêu chí huyện, phấn đấu trình Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022. Giá trị sản xuất nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 21.454 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 2,39% so cùng kỳ. Trong đó, nông nghiệp 19.839 tỷ đồng, tăng 2,38%; lâm nghiệp 43 tỷ đồng, giảm 2,4%; thủy sản 1.572 tỷ đồng, tăng 2,67% so cùng kỳ 2021.
Nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu, tập trung hoàn thành mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp trong năm 2022 từ 2,5-3%; hoàn thành xây dựng nông thôn mới tại 3 huyện còn lại (Ba Vì, Ứng Hòa, Mỹ Đức) để đến hết năm 2022, 100% huyện của Hà Nội đạt huyện nông thôn mới; đồng thời hoàn thành mục tiêu xây dựng thêm 25 xã nông thôn mới nâng cao, 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu. |
---
BÀI VIẾT CÓ SỢ PHỐI HỢP CỦA VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI HÀ NỘI
Văn Thành
Link nội dung: //revcat.net/ha-noi-muc-tieu-cuoi-nam-2022-co-100-so-huyen-can-dich-nong-thon-moi-a16976.html