link tải gowin99 mới nhất

Kỷ niệm 50 năm ra trường (1972 - 2022): Ban đồng môn, đồng nghiệp Phạm Cao Phong về với tiên tổ

Trân trọng giới thiệu bài viết của Vũ Xuân Bân, nhân Kỷ niệm 50 năm ra trường (1972 - 2022) của cựu sinh viên lớp Sử khóa 13 - Đại học Tổng hợp Hà Nội nhan đề " Ban đồng môn, đồng nghiệp Phạm Cao Phong về với tiên tổ ". Bài này đăng trên sách "MỘT THỜI ĐỂ NHỚ" (Tập 2) do NXB Thông tấn ấn hành cuối năm 2022.

Đã ủ bệnh từ lâu và cũng đã vào Khoa ngoại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội diều trị hơn một tháng nay, nhưng sự ra đi của Nhà báo Phạm Cao Phong  về với tiên tổ vẫn làm cho tất cả những người quen biết cảm thấy  bất ngờ, hẫng hụt. Bởi vừa cách đây không lâu, chúng ta còn thấy Nhà báo Phạm Cao Phong xuất hiện đậm nét trong phim tài liệu “Lính sinh viên” phát trên VTV8 vào dịp Tết Canh Tý và VTV1 dịp 30/4 kỷ niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Kết thúc phim tài liệu đó, hình ảnh Nhà báo Phạm Cao Phong tay cầm máy ảnh ung dung thư thái dạo vòng quanh hồ Hoàn Kiếm để chụp những cảnh đẹp của hồ này.

pham-cao-phong-1671288087.jpg
Cố Nhà báo Phạm Cao Phong.


Nhà báo Phạm Cao Phong là người dẫn chuyện từ đầu đến cuối phim tài liệu “Lính sinh viên” gợi nhớ lại nhiều kỷ niệm sâu sắc về những cựu sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Ngoại giao, Đại học Ngoại ngữ (nay là Đại học Hà Nội) được tuyển chọn về TTXVN học thêm nghiệp vụ phóng viên để đi chiến trường miền Nam. Họ với cây bút, quyển sổ và máy ảnh trên tay lên đường ra mặt trận, đối mặt với sự hy sinh, gian khổ, nhưng rất đỗi tự hào. Những sinh viên ấy rời giảng đường đại học chưa được một ngày nghỉ ngơi, theo tiếng gọi thiêng liêng giải phóng miền Nam, với tuổi đời ngoài hai mươi tràn đầy sức sống, có tri thức, không hề so đo tính toán cá nhân. Biết là gian khổ hy sinh, nhưng  Phạm Cao Phong cùng hơn 100 anh chị em  phóng viên GP10 là thế hệ thanh niên Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”… đều với tinh thần tự nguyện, sẵn sàng đi làm nhiệm vụ khi tổ quốc cần. Đây là lớp phóng viên chiến trường của TTXVN với quy mô lớn nhất, chất lượng, chi viện cho cách mạng miền Nam đang trong giai đoạn quyết liệt nhất và quyết định nhất - trận đánh cuối cùng. Trang sử vẻ vang của Thông tấn xã Việt Nam còn ghi đậm mãi mãi dấu chân của Phạm Cao Phong và  anh chị em  phóng viên GP 10 trên đường mòn Hồ Chí Minh trong những ngày cả nước náo nức hành quân đi đánh giặc, hoàn thành xuất sắc sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà báo Phạm Cao Phong sinh ngày 21/8/1949 tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; chỗ ở hiện nay số 52/8, phố Hoa Lư, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp cấp 3 (tức phổ thông trung học), Phạm Cao Phong học lớp Sử khoá 13 (1968 – 1972) Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, được tuyển chọn về TTXVN học lớp phóng viên GP10. Phạm Cao Phong và anh chị em lớp phóng viên GP10 đã chi viện  cho TTXGP tham gia các mặt trận từ Quảng Trị đến mũi Cà Mau. Trong đó, Phạm Cao Phong tăng cường cho TTXGP tại R (B2) ở biên giới Tây Ninh – Campuchia, tham gia làm phóng viên chiến trường tại miền Đông Nam Bộ “gian lao mà anh dũng”, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 

392a-1671287716.jpg
Nhóm phóng viên TTXGP (Lớp GP 10) đi chiến trường miền Đông Nam Bộ tại chiến khu Mã Đà (Đồng Nai) đầu năm 1974 (Từ trái qua: Kim Sơn, Vũ Xuân Bân, Phạm Cao Phong, Nguyễn Sỹ Thuỷ, Lý Văn Tích).


Còn nhớ năm 1974, khi cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam diễn ra ác liệt,  tôi cùng Phạm Cao Phong  và một số phóng viên GP10 – TTXGP đã có dịp hành quân qua vùng đất Mã Đà (Đồng Nai) - Chiến khu D - miền Đông Nam Bộ “gian lao mà anh dũng”. Chúng tôi đều bị sốt rét, phải điều trị tại trạm giao liên một số ngày. Thương chúng tôi bị sốt rét gầy yếu, da xanh như tàu lá, cán bộ trạm giao liên đã dùng thuốc nổ chất dẻo C4 bỏ vào vỏ lon sữa bò, cắm ngòi nổ ném xuống suối cá chết nổi vớt lên đem về nấu canh chua với ngọn non lá bứa bồi dưỡng chúng tôi sau khi cắt cơn sốt rét mau lại sức. Cũng may, tôi và Phạm Cao Phong cùng một số đồng đội  bị sốt rét, được tiêm thuốc quinin  vào mông đều cắt cơn, coi như đã “nộp thuế rừng” vượt qua thử thách gian lao ở Mã Đà - "cái rốn sốt rét" ở miền Đông Nam Bộ để hành quân tiếp về đơn vị công tác. 

Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Phạm Cao Phong trở về công tác tại Ban biên tập ảnh TTXVN với chức vụ Trưởng phòng, làm phóng viên chuyên trách chụp ảnh hoạt động của Chủ tịch nước Lê Đức Anh, rồi Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Tiếp đó, Phạm Cao Phong chuyển về công tác tại Nhà xuất bản Thông tấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh của Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu. Trong bài viết “Làm phóng viên cần phải có dũng khí” đăng ở trang 431 trong cuốn sách “GP10 – Bốn mươi năm- Một danh hiệu” do NXB Thông tấn ấn hành năm 2013, Nhà báo Phạm Cao Phong đã tâm huyết chia sẻ nhắn gửi lại  chúng ta về nghiệp báo: “Ai cũng biết nghề báo là ‘nghề nguy hiểm’. Trong chiến tranh, phóng viên ra mặt trận phải đối mặt với bom đạn, hiểm nguy, không khác gì mấy so với người lính. Thời bình, tuy không còn bom đạn nhưng lại phải đối mặt với những thách thức khác, từ sự cám dỗ về vật chất, địa vị, tiền tài, danh vọng, có thể đánh đổi bằng lương tâm, danh dự và nhân phẩm của người làm báo. Chưa kể trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực và tham nhũng, giữa cái thiện, cái ác, giữa những điều tốt đẹp với cái xấu, người làm báo cần có tâm, có tài, cùng cả sự khôn ngoan và lòng quả cảm mới có thể tránh được mọi hiểm nguy, bảo vệ được mình, hoàn thành nhiệm vụ và trọng trách được giao”.

Và thật đáng trân trọng, suốt hơn 10 năm nghỉ hưu, Nhà báo Phạm Cao Phong vẫn luôn có mặt trong các hoạt động đồng đội, đồng môn, đồng nghiệp. Hưu nhưng không nghỉ, Nhà báo Phạm Cao Phong rong ruổi suốt chiều dài đất nước, không nguôi ước vọng vươn tới cái đẹp chân thiện mỹ của một nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa. Thế nhưng, có lẽ ngoài bác sĩ và một số người thân mới biết rằng Cao Phong đã lâm bệnh nan y. Nhà báo Phạm Cao Phong đã âm thầm chống chọi. Vào những tháng ngày cuối cùng, y hoc bó tay, Nhà báo Phạm Cao Phong vẫn hy vọng nhưng rồi trong một cơn đau kịch phát, lúc 8 giờ 16 phút sáng ngày 20 tháng 8/2020, tức nhằm ngày 2 tháng 7 Canh Tý, trái tim nhân hậu của bạn đồng môn Sử, đồng nghiệp Phạm Cao Phong đã ngừng đập, hưởng dương 72 tuổi. Nhà báo Phạm Cao Phong đã ra đi mãi mãi khi ngày mai 21/8 mới là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 72, cũng là ngày tiễn bạn đồng môn, đồng nghiệp về nơi an nghỉ cuối cùng.

Các bạn đồng môn,  đồng nghiệp, bạn hữu gần xa còn nhớ mãi những ấn tượng tốt đẹp, những kỷ niệm sâu sắc về Nhà báo Phạm Cao Phong, là người luôn cẩn trọng trong công tác, cần cù, chịu thương, chịu khó, chỉn chu với mọi người. Nụ cười hiền hậu của Nhà báo Phạm cao Phong khiến mọi người nhẹ lòng.Thế là Nhà báo Phạm Cao Phong đã đi vào cõi vĩnh hằng, để lại sau lưng những dự định, những ước vọng cùng với những ưu sầu về sức khỏe, bệnh tật  của một nghệ sĩ nhiếp ảnh yêu nghề, yêu đời. Gần 40 năm cống hiến cho sự nghiệp báo chí, xuất bản, nhà báo Phạm Cao Phong đã được tặng thưởng Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huy chương Vì sự nghiệp Báo chí cách mạng, Huy chương Vì sự nghiệp TTXVN cùng nhiều kỷ niệm chương của các ngành, các cấp.

Nhà báo Phạm Cao Phong không còn nữa, chúng ta đều cảm thấy trống vắng vì mất đi người đồng đội, đồng môn, đồng nghiệp, người bạn hữu thân thiết. Những lời tâm huyết nhắn gửi lại hậu thế vẫn văng vẳng đâu đây, chúng tôi luôn ghi nhớ, thực hiện tâm nguyện đó của Nhà báo Phạm Cao Phong.

Trong gia đình, Nhà báo Phạm Cao Phong luôn là điểm tựa tinh thần, chuẩn mực gương mẫu để con cháu phấn đấu, noi theo. Ông thường xuyên chăm lo chu đáo mọi mặt cho vợ con, các cháu, anh em, họ hàng. Hai con ông đều trưởng thành, là công dân hữu ích. Nhà báo Phạm Cao Phong mất đi để lại một khoảng trống không sao bù đắp của gia đình, dòng họ và quê hương Cát Thịnh – Trực Ninh – Nam Định, của xóm giềng ngõ số 8 phố Hoa Lư, Hà Nội. Những bạn đồng môn, đồng nghiệp thêm một lần nữa được chia sẻ nỗi đau mất mát  này với bà quả phụ Đoàn Thị Lợi cũng là cựu sinh viên Khoa sử khoá 16 Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ) và các con, các cháu.  

Cầu mong cho bạn hãy yên giấc ngàn thu và hãy tin rằng đồng môn, đồng nghiệp, bạn hữu nhớ mãi về Nhà báo Phạm cao Phong đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp Thông tấn và Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam.                                                                                                                                                                   
 V.X.B        

Vũ Xuân Bân   

Link nội dung: //revcat.net/ky-niem-50-nam-ra-truong-1972-2022-ban-dong-mon-dong-nghiep-pham-cao-phong-ve-voi-tien-to-a16908.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()