Nguyễn Đức Lập nhập ngũ tháng 3 năm 1974, được bổ sung về đơn vị bộ binh Quân khu 4. Từ một chiến sĩ mới gan dạ, dũng cảm, mưu trí trải qua vài trận chiến đấu với quân địch ở Nam Đông - Khe Tre và Bạch Mã, anh đã được cấp trên đề bạt cất nhắc lên làm tiểu đội trưởng, trung đội trưởng rồi được cử đi đào tạo lớp cán bộ đại đội. Tuy nhiên anh đã kiên quyết xin được ở lại đơn vị trực tiếp tham gia chiến đấu cùng anh em đồng đội với lý lẽ rất đơn giản nhưng đầy tính thuyết phục: “Tôi xung phong vào chiến trường là để được trực tiếp chiến đấu với quân địch. Nhiệm vụ chiến đấu chưa hoàn thành, tôi chưa thể rời đơn vị trong lúc này, mong các thủ trưởng hiểu cho…”.
Trải qua những năm tháng chiến đấu gian khổ ở chiến trường miền Nam, đầu năm 1979, khi tiếng súng quân Trung Quốc xâm lược nổ ra trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, đơn vị của Lập nhận mệnh lệnh lên đường làm nhiệm vụ mới. Suốt chặng đường hành quân từ Nam ra Bắc, Lập được đơn vị giải quyết cho về nhà nghỉ phép mấy ngày. Sau đó, anh lại khoác ba lô lên tàu từ ga Yên Lý ra biên giới. Đoàn tàu xé màn sương, tiếng còi vọng đến những ngôi làng dưới chân núi. Mỗi lần tiếng còi kéo lên làm anh nhớ lại ký ức tuổi thơ… Lập không bao giờ quên được cái cảm giác khi đặt chân lên bậc cửa những toa tàu chợ. Nó lắc lư rùng rùng ken két rồi trôi đi. Xa xa giữa những màu khói đốt đồng là lũ trẻ với bầy trâu no kè vừa hò hét vừa vẫy tay theo tiếng còi tàu. Sau một hồi xôn xao trên khoang tàu nhỏ, hành khách bắt đầu ổn định chỗ ngồi cũng là lúc đoàn tàu kéo còi tạm biệt sân ga. Trong toa tàu khi đó thuần túy chỉ là những băng ghế gỗ cứng, vô cùng chật chội riêng bộ đội đeo ba lô con cóc là được ưu tiên hơn. Mấy đêm rồi Lập không ngủ được. Nằm nghe tiếng còi tàu mà chợt nhớ quê hương, thương bố mẹ già. Hình ảnh con tàu hiện về trong ký ức tuổi thơ. Tiếng còi tàu dội vào vách núi, vọng đến những ngôi làng bao năm gian khó bên thung lũng im vắng. Đó là những đoạn đường dân sinh cắt qua đường sắt lững thững chạy qua làng. Rào chắn Barie là dây thừng và hai thanh tre chôn xuống đất,chẳng ai trông nó cảchỉ có một vài đứa trẻ, tóc quăn vàng chăn bò đứng gần ở đó. Bọn trẻ giơ tay vẫy vẫy, mắt tím hoàng hôn mang cái nhìn níu kéo. Xa xalà những cánh đồng mênh mông và những ngôi làng cổ kính thấp thoáng sau lũy tre xanh. Người lái tàu như một thói quen vẫn rúc lên một vài tiếng còi báo hiệu tàu sắp đi qua…Những cánh cửa sổ mở ra đón gió. Lập cứthế hồi tưởng lại quá khứ, ngắm nhìn những vùng quê thân thương, phảng phất mùi hương của cánh đồng lúa vừa ngậm sữa, quyện vào khói lam chiềumới vừa qua vụ gặt, văng vẳng tiếng kêu thảng thốt của bầy chim khuya và cả một bầu trời đầy sao mùa hạ.
Những người đi tàu thường rất dễ gần gũi, chỉ vài ba câu chào hỏi là có thể trò chuyện cùng nhau... Đêm chìm trong chiều sâu, lưng tựa vào thành ghế, Lập ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Bỗng một bàn tay nhỏ nhắn, mềm mại và giọng nói khe khẽ vừa đủ cho anh nghe:
- Anh bộ đội! Sao anh kéo gỗ nhiều thế, chuẩn bị làm nhà cho mẹ à?
Lập dụi mắt ngước nhìn cô gái có vẻ thẹn thùng rồi nắm chặt tay cô:
- Ô hay! Tui ngủ ngáy to lắm ạ…
Lập giật mình đứng dậy như một chiếc lò xo, mất bình tĩnh, toàn thân run lên nhưng anh cố cười gượng gạo rồi đưa hai tay lên ôm mặt vì xấu hổ. Rõ thật khổ, mấy năm đi lính rồi mà vẫn không từ bỏ được tiếng ngáy to. Ở nhà, mẹ bảo khi nào ngáy to thì nằm nghiêng là hết. Nhưng khốn nỗi ngồi trên tàu nằm nghiêng vào chỗ nào? Cô gái hình như buồn và lặng lẽ hơn. Cô thì thầm vào tai anh:
- Tên em là Nhàn, quê ở Diễn Châu, em ra Bệnh viện 103 chăm sóc bố.
Nghe nói như vậy, Lập thấy chạnh lòng và rất thương cô gái… Chuyến tàu cứ lắc lư, qua mỗi ga họ chen chúc xô đẩy lẫn nhau. Mùi cá, nước mắm, thuốc lào phả vào khét lẹt, không khí ngột ngạt, cô gái cảm giác hơi khó thở. Thấy vậy, Lập nhanh chóng đổi chỗ cho cô gái ngồi vào phía trong mở cửa sổ hé ra cho gió lọt vào. Cô gái nghe giọng nói của Lập đoán ngay là người xứ Nghệ, nên không ngần ngại tâm sự:
- Em học xong lớp 10, nhưng bố em ở chiến trường bị thương nặng. Bác sĩ chẩn đoán ung thư phổi. Nhà neo người không có ai chăm sóc nên phải nghỉ học…
Cô gái nói trong những giọt lệ buồn, đôi mắt hoen đỏ.Gần 5 giờ sáng con tàu chợ mới ì ạch đến ga Hà Nội. Sân ga lặng lẽ trong cơn mưa rả rích. Lập đứng một mình giữa sân ga nhìn những chuyến tàu lướt qua rất xa lạ... Sân ga tấp nập với đủ các thành phần gowin99 dường như tập trung hết về đây, nhưng đông hơn cả vẫn là những người bốc vác thu xếp hàng đón khách để về quê. Ai cũng tìm cách để nhanh chóng rời tàu với hành lý của mình bởi sân ga thời đó là một trong những nơi phức tạp nhất. Sự hối hả của dòng người trên sân ga vào sáng sớm, tiếng còi tàu kéo dài báo hiệu rời ga để rồi hòa mình vào màn mưa bụi trong cái se se lạnh sáng sớm Hà Nội sẽ là những ký ức đẹp trong chuyến ra biên giới.Hai người xuống sân ga, cô gái nắm chặt quai ba lô như không muốn rời với đôi mắt nhìn anh đắm đuối. Chuyến tàu đầu tiên mà Lập được đi để rời xa Hà Nội là đoàn tàu lên Lạng Sơn. Trong tầm suy nghĩ của Lập chỉ nghĩ đơn thuần đó là một nơi lạ lẫm mà mình chỉ biết qua sách vở. Nhà ga, đường tàu hay những con phố xa lạ trôi vùn vụt qua khung cửa sổ toa tàu cũng chỉ thu hút sự tò mò của Lập… Có lẽ cảm xúc được lên biên giớicầm súng chiến đấu cùng đồng đội bảo vệ biên cương Tổ quốc là hạnh phúc lớn lao nhất trong suy nghĩ của Lập lúc này.Thực sự, tất cả những điều đọng lại trong Lập khi đó là khá nhạt nhòa và chỉ thay đổi khi Lập đến đơn vị thuộc Sư đoàn 337.
Chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, Bộ Quốc phòng quyết định điều động Sư đoàn Bộ binh 337 thuộc Quân khu 4 tăng cường cho Quân khu 1. Sư đoàn chính thức nhận nhiệm vụ tổ chức tuyến phòng ngự chiến dịch từ Khánh Khê - Điềm He - Tu Đồn, trên quốc lộ 1B hướng đi Đồng Đăng. Với tinh thần kiên quyết tiêu diệt, ngăn chặn, đập tan ý đồ bao vây, chia cắt thị xã Lạng Sơn của địch, toàn thể cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn quán triệt sâu sắc phương châm: “Một tấc không đi, một ly không rời, đánh thắng ngay trận đầu trên tuyến đầu Tổ quốc”. Đơn vị của Lập chốt giữ bảo vệ cầu Khánh Khê và cao điểm 649. Kẻ địch ồ ạt tấn công bị bộ đội ta nổ súng tiêu diệt và thu nhiều vũ khí. Đây là chiến công đầu tiên của Sư đoàn trong chống giặc xâm lược trên tuyến đầu biên giới phía Bắc. Được sự hỗ trợ đắc lực của bộ đội chủ lực, quân và dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức phòng ngự quyết liệt, đồng thời phản kích mạnh mẽ, buộc địch phải rút lui, ta loại khỏi vòng chiến đấu và phá hủy toàn bộ khu doanh trại, hậu cần của chúng.
Tối hôm đó, Lập mới có thời gian mở quân tư trang ba lô ra xem. Bất ngờ anh nhận được mảnh giấy ghi vội vàng chữ đứng, chữ nghiêng:“Anh thân yêu! Khi anh đọc dòng chữ này thì đó là một ngày hạnh phúc nhất của đời em. Nhìn anh, mắt thiu thiu gối đầu trên chiếc ba lô, nghe tiếng xình xịch của tàu, nghĩ về những vết thương trên ngực bố… Em rất hiểu sự hy sinh mất mát của người lính ra trận. Nhưng em tin rằng một mai anh sẽ trở về… Hôn anh nhiều. Em Thanh Nhàn…”. Cầm lá thư đọc mà Lập ứa hai hàng nước mắt. Bố mình cũng tham gia quân tình nguyện sang Lào giúp bạn bảo vệ đất nước, khi trở về quê hương thường xuyên đau ốm. Đồng lương thương binh hàng tháng không đủ chi tiêu. Trong đầu Lập thoáng hiện lên nhiều suy nghĩ: Chỉ có đi chung chuyến tàu đêm hôm đó mà cô gái đã đem lòng yêu thương mình và viết những dòng cảm xúc chân thành như vậy! Rồi chuyện tình yêu đôi lứa giữa Thanh Nhàn và Đức Lập từ đó đã nảy nở như một thứ keo kết dính giữa hai người cùng sinh ra từ một vùng quê nghèo khó. Từ khi đơn vị Lập được điều động ra biên giới phía Bắc, thời gian đằng đẳng thỉnh thoảng anh viết thư về thăm bố mẹ và em Nhàn. Mỗi lá thư đi, mỗi lá thư về đã làm cho hai người càng hiểu nhau hơn. Lập kể cho Nhàn nghe những đêm hành quân băng rừng rét buốt, vượt qua gian khổ hiểm nguy dưới làn đạn cối của quân thù. Nhàn kể cho Lập nghe những tháng ngày lam lũ “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời”, chăm người cha ốm đau bệnh tật, vật chất thiếu thốn. Hình ảnh của Nhàn luôn in đậm trong trái tim của Lập. Hàng tháng Nhàn đều gửi nhớ thương, phấp phỏng, đợi chờ vào trong từng lá thư. Có lần Nhàn viết: “Chiến tranh kéo dài không biết đến bao giờ kết thúc, đời người con gái có thì… biết tìm anh nơi đâu?...”. Đó là những khoảnh khắc đẹp.
Nghĩa trang Liệt sĩ Lạng Sơn - Ảnh nguồn Internet
Gia đình hai bên cũng biết chuyện yêu đương của Nhàn và Lập. Từ khi Nhàn đưa bố từ bệnh viện ở Hà Nội về quê vết thương quái ác do chiến tranh đã hoành hành cơ thể, gây nhiều đau đớn. Bà con hàng xóm đến thăm rất thương xót với hoàn cảnh đó và bàn với ông Linh, bố của Lập đến xin cưới, vì chẳng biết sống được bao lâu. Nghe mọi người vun vén vào, gia đình đã gọi điện cho anh báo với đơn vị xin nghỉ phép. Tuy nhiên, lúc này chiến sự ở biên giới rất căng thẳng, nên Lập nói với gia đình hai bên không thể về được. Ở quê, bố mẹ Lập đã sắm sửa nghi lễ mang đến nhà gái làm thủ tục xin cưới, họ hàng đôi bên rất phấn khởi. Trong tiết xuân trời, lất phất mưa, lễ đính hôn không có chú rễ nhưng đông đủ thân nhân hai họ và bạn bè đến dự. Nhàn mặc bộ váy trắng tinh khiết, tay ôm hoa lộng lẫy. Hôm ấy, Nhàn chụp rất nhiều ảnh cưới và gửi ra biên giới cho Lập. Mặc dù trên khắp chiến hào vẫn còn khét lẹt mùi thuốc súng, nhưng Lập vẫn cầm mấy tấm ảnh cưới mà Nhàn gửi ra đi khoe với đồng đội. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị hân hoan tổ chức tiệc ngọtmừng hạnh phúc trăm năm cho anh. Mối tình đẹp như cổ tích.
Chiến sự tại “Mặt trận Lạng Sơn” lúc bấy giờ diễn biến rất căng thẳng. Hướng tiến công chủ yếu của địch nhằm mục tiêu vào thị xã Lạng Sơn, đồng thời triển khai các mũi vu hồi đánh vào Lộc Bình, Tràng Định, Đình Lập nhằm thu hút và chia cắt lực lượng của ta. Cuộc chiến đấu giằng co, quyết liệt giữa một bên là bộ đội ta quyết tâm giữ cầu Khánh Khê và quân địch quyết vượt cầu kéo dài suốt nhiều ngày, quân địch bị thiệt hại nặng. Chốt trận địa cầu Khánh Khê vẫn được giữ vững. Tại khu vực cầu Khánh Khê, trước khi rút lui, quân địch đã dùng bộc phá đánh sập cầu để ngăn chặn ta truy kích. Bất thình lình bộc phá nổ, Lập ngã gục xuống, máu chảy nhiều ra hai bên tai. Khi các chiến sĩ ào xuống tiếp viện thì thấy anh đang ôm chặt khẩu súng AK. Đồng đội đưa anh về tuyến sau, nhưng đi được một đoạn thì nghe anh nói khẽ: “Hãy dừng chân cho tôi nhìn rõ trận địa của ta lần cuối…”. Sau đó, anh trút hơi thở cuối cùng. Đồng đội thay quần áo cho anh vẫn còn nguyên tấm ảnh người vợ mới cưới choàng váy trắng, một màu trắng tinh khiết và đầu cài bông hồng đỏ... Cả đơn vị không ai cầm nổi nước mắt.
Nghe tin anh mất, Nhàn bàn với gia đình hai bên quyết tâm lên biên giới tìm đến đơn vị để thắp hương cho anh. Sau mấy ngày khăn gói lặn lội từ quê ra, chị đến trạm khách Quân khu chờ đợi. Khi ấy, đơn vị đang quần nhau với quân địch chưa thể sắp xếp gặp chị được. Quả thật, sự hi sinh của anh là nỗi đau tột cùng đối với chị. Đơn vị ai cũng xót xa, thương cảm cho mối tình thủy chung sâu đậm nhưng vô cùng lãng mạn của anh chị. Ở lại mấy ngày lo xong tang sự, Nhàn cảm thấy đồng đội của anh rất chu đáo, nhưng điều lớn hơn mà Nhàn không bao giờ dám nghĩ tới đó là Sư đoàn có Quyết định tiếp nhận chị ở lại làm Văn thư - Cơ yếu để tri ân cho người chồng vừa mới hy sinh. Niềm vui lúc này đối với Nhàn không có gì tả nổi. Chị viết thư về động viên gia đình hai bên và bắt tay vào thực hiệnnhiệm vụ để không phụ lòng anh ở thế giới bên kia. Mặc dù chưa được đào tạo chuyên môn, nhưng vốn chịu khó lại được mọi người quan tâm giúp đỡ nên dần dần Nhàn đã quen với công việc.
Cuối tháng 3 năm 1979, bọn bành trướng Bắc Kinh buộc phải rút quân về nước. Trong tiết Thanh minh hoa sở nở trắng núi đồi. Hương hồi, hương quế ngạt ngào. Sương sớm giăng khắp bản làng. Chị cố kìm lòng đến nghĩa trang thắp cho anh và đồng đội nén hương. Đứng trước mộ anh, trong đầu chị thoáng lên biết bao suy nghĩ: Có lẽ là do số phận? Hay Tổ tiên muốn gọi anh về? Anh! Sống khôn, chết thiêng, ở thế giới bên kia em cầu mong linh hồn anh được siêu thoát, phù hộ cho gia đình ta mạnh khỏe. Trong làn khói hương mong manh ấy, chị dường như vẫn thấy anh hiện về. Anh vẫn khỏe như ngày nào, vẫn có một nụ cười hồn nhiên và đôn hậu… Thoáng chốc, anh lại ra đi và ra đi mãi mãi để lại trong chị một nỗi buồn trống vắng, cô quạnh… Chỉ còn duy một điều: Hình ảnh đoàn tàu kéo còi từng hồi rồi chầm chậm vào sân ga rất đỗi thiêng liêng đối với chị - Đó là đoàn tàu hạnh phúc.
Nguyễn Duy Hiếu
Link nội dung: //revcat.net/chuyen-tau-hanh-phuc-a15891.html