Ông mời tôi về nhà để nhận sách. Không biết ông gọi cho bà vợ từ lúc nào mà khi chúng tôi về tới nhà thì bà đã chuẩn bị một bữa ăn trưa khá là thịnh soạn. Bà là Trung tá quân đội về hưu. Hai người con của ông bà đều đã trưởng thành và có nhà riêng. Trong ngôi biệt thự nhỏ chỉ có hai vợ chồng già, với những giá sách lớn, “đậm đặc” không khí của người làm công việc nghiên cứu.
Cái hồi nhận được cuốn “Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX”, cách đây 5 năm, tôi đã thầm cảm phục năng lực làm sách của ông Trần Mạnh Thường. Cuốn sách ấy có nhiều ưu điểm, thật tiện ích cho việc tra cứu thân thế, sự nghiệp của các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình, dịch thuật của văn học hiện đại Việt Nam suốt thế kỷ XX. Lần này, đến thăm nhà ông và được nhận cuốn “Các tác giả văn chương Việt Nam” mà trong đó ông “mời” về đây hội tụ hơn 1.200 tác giả của 10 thế kỷ văn chương thì tôi cảm nhận rằng, cái danh “nghệ sỹ nhiếp ảnh” chẳng qua là cách người ta quen gọi bấy nay, chứ ông là một nhà làm sách không hề để ý đến thang bậc, bằng cấp hay sự vinh danh.
Quê ông ở một vùng đất nhiều gió Lào và cát trắng của xứ Quảng Bình. Bước vào tuổi trưởng thành, ông là một trong năm người Việt Nam đầu tiên được gửi sang Đông Đức học nghệ thuật nhiếp ảnh, bậc đại học. Về nước ông làm biên tập ở Nhà Xuất bản Văn hoá, sáng tác ảnh nghệ thuật, tham gia Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam. Trong suốt thời gian công tác, ông Trần Mạnh Thường chưa từng giữ một cương vị lãnh đạo, dù chỉ là một chức phó phòng! Ngoài việc hoàn thành bổn phận của một viên chức, thời gian còn lại, ông dành cho công việc nghiên cứu khoa học, đặc biệt là ngành khoa gowin99 và nhân văn. Ngay từ hồi còn trẻ, đi đâu gặp tài liệu gì, thậm chỉ chỉ là một bài báo ngắn viết về một nhà văn nào đó, ông Thường cũng ghi chép, cắt dán lưu lại.Sách Đông Tây kim cổ thì ông đọc không biết mệt. Mỗi khi có một văn nghệ sỹ nào đó lui tới nhà xuất bản nơi ông làm việc, ông cũng tìm cách tiếp cận, trò chuyện, tìm hiểu thêm về tất cả những gì liên quan đến cuộc sống và công việc sáng tác của họ. Ông làm những việc đó với một thái độ thành kính, trọng thị, khiêm cung, lặng lẽ nên cũng không có mấy người để ý.Chỉ đến khi hàng loạt công trình của ông được xuất bản đi vào cuộc sống, người ta mới vỡ lẽ dần và nhận ra con người làm khoa học của ông.
Những công trình tiêu biểu ông đã hoàn thành và đã in thành sách như: “Danh nhân thế giới về khoa học kỹ thuật và văn học nghệ thuật”; “Những di sản nổi tiếng thế giới”; “Những thành phố nổi tiếng thế giới”; “Những kiệt tác văn chương thế giới” (lược thuật); “Mười nhân vật nổi tiếng thế giới thế kỷ XX”; “Những phụ nữ lừng danh thế giới”; “Những kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh”; “Nghệ thuật nhiếp ảnh màu”; “Việt Nam văn hoá và du lịch”; “Non nước Hạ Long”; “Nét xưa Hà Nội”;...
Đài tiếng nói Việt Nam, từng mời ông tham gia chương trình Giáo dục từ xa về lĩnh vực văn hoá-lịch sử. Dăm năm gần đây, khi trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội mở thêm Khoa Nhiếp ảnh, thì ông nghiễm nhiên trở thành một giảng viên “gạo cội” của khoa.
Trở lại cuốn “Các tác giả văn chương Việt Nam”. ông Trần Mạnh Thường đã dành 10 năm để biên soạn. Bộ sách gồm hai tập, khổ 16 x 24cm, dày hơn 3.000 trang, nặng gần 5 kilôgram. Ông sưu tầm nghiên cứu tiểu sử và sự nghiệp của hơn 1.200 nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận, nghiên cứu, nhà dịch thuật văn học Việt Nam của hơn 10 thế kỷ. Xưa nhất là Ngô Chân Lưu, tức Đại sư Khuông Việt, thời Đinh Tiên Hoàng và mới nhất là nữ nhà văn đất Mũi, sinh năm 1976, Nguyễn Ngọc Tư. Khi sưu tầm nghiên cứu về các nhà văn, ông Trần Mạnh Thường không phân biệt chính kiến, đẳng cấp, có chân trong Hội Nhà văn hay ở ngoài Hội, miễn là người viết ấy có thành tựu, có tư chất của một danh sỹ. Bởi thế, trong bộ sách này chúng ta sẽ được bắt gặp những người trước đây vì một vài lý do chính trị mà ít được nhắc tới như Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Hoàng Cao Khải, Phan Thanh Giản, Lê Hoan...Kể cả những văn sỹ thiên di sang nước ngoài sinh sống như Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Mộng GiácPhạm Văn Ký, Cung Trầm Tưởng, Thanh Nam, Thái Can,Nhật Tiến, Nguyễn Thị Vinh...Cách viết của Trần Mạnh Thườngkhá cẩn trọng, tôn trọng lịch sử và hiện thực khách quan. Trong từng tác giả, phần mở đầu bao giờ cũng tóm lược những nét chính về lai lịch nhân thân tác giả, sau đó điểm các tác phẩm tiêu biểu của người đó.Mỗi tác phẩm (hoặc toàn bộ sự nghiệp)đều trích những lời đánh giá khá xác đáng từ những bài viết của các nhà phê bìnhhoặc các văn nghệ sỹ khác. Trong quá trình đánh giá, ý kiến của người soạn sách thường lẫn vào trong xâu chuỗi các ý kiến của những người khác. Khi nào mà ông trực tiếp bộc lộ ý kiến của mình thì thường rất đáng chú ý. Chẳng hạn ông viết về Trần Trọng Kim: “Trần Trọng Kim là người viết bộ sử Việt Nam bằng quốc văn đầu tiên, ông cũng là người đầu tiên biên soạn bộ sách quốc văn về những học thuyết đã truyền bá ở nước ta hàng mấy ngàn năm. Đó làbộ “Nho giáo” của Trần Trọng Kim là một bộ sách có giá trị ...”. Hay là về Phan Thanh Giản, tác giả viết như sau: “Phan Thanh Giản là một nhà Nho tận trung với triều đình. Qua hành động của mình, ông muốn “sát thân thành nhân”. Nhưng thực tế, ông lại phải nhận lấy bản án “thất bại chủ nghĩa”do triều ddifnhmaf ông một mực trung thành xử...”.
Với cách viết như thế, tính khách quan, độ xác tin tương đối caotrong từng trang sách, soạn giả Trần Mạnh Thường xứng đáng nhận được sự trân trọng của các độc giả.
Lê Hoài Nam
Link nội dung: //revcat.net/nhiep-anh-gia-tran-manh-thuong-lam-tu-dien-van-hoc-viet-a15717.html