link tải gowin99 mới nhất

 Việt Nam diễn nghĩa - Tập VII (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 38)

Trân trọng giới thiệu tiếp tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa” - Tập VII  “KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ YÊN BÁI ” của PGS TS Cao Văn Liên. 

ch121046-bi-trang1-1660487503.jpg
Di tích lịch sử khu mộ Nguyễn Thái Học và các cộng sự của ông trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 tại Công viên Yên Hòa, thành phố Yên Bái, di tích lịch sử cấp quốc gia. Nguồn: baoyenbai.com.vn/

 

Kỳ 38.

Cô Giang rẽ phải, cách quán nước không xa là cây đa cổ thụ. Dưới gốc cây đa này, cô và Nguyễn Thái Học để lại biết bao kỷ niệm thuở tình yêu say đắm và cả sau này khi thành phu thê. Dưới bóng cây đa này, đã bao đêm hai người ngồi tình tự, bàn việc trăm năm, bàn việc Đảng, việc nước. Lúc này cô ngồi xuống cạnh gốc cây và chỉ biết khóc. Biết tìm anh ở đâu anh ơi. Sao mà em vô tích sự thế này, không phá được nhà tù Hỏa Lò, không cướp được pháp trường để cứu anh và các đồng chí. Sao mà em bất lực vô tích sự thế này. “Thân không giúp ích cho đời, thù không trả được cho người tình chung”. Anh đã đi xa rồi, em sẽ đi theo anh để trọn lời thề đã hứa. Thù của anh, của em và của đất nước thôi đành nhờ thế hệ mai sau. Thôi vĩnh biệt cha mẹ, vĩnh biệt các em, vĩnh biệt quê hương. Anh Học ơi hãy đón em, em đi với anh đây. Cô Giang mơ màng như Nguyễn Thái Học đang vẫy tay, anh đang chờ em yêu. Cô đã rút khẩu súng ngắn lúc nào mà không biết và kề vào đầu, cô kêu lên:

-Đón em, anh yêu, em đi với anh đây.

Và cô ấn cò súng. Sau tiếng nổ vang, cô gục xuống, máu chảy đầm đìa. Khẩu súng rơi xuống bên cạnh. Trời bỗng nhiên sầm tối, cây đa gió đưa xào xạc khóc gào. Cô Giang đã đi gặp Nguyễn Thái Học. Hôm đó là ngày 19 tháng 6 năm 1930. Khi đó cô mới 24 tuổi.

Cô Giang đi một lúc thì bà hàng nước nghe tiếng súng nổ ở phía cây đa nơi bà trông thấy cô Giang vừa đi ra. Linh tính báo điều chẳng lành. Bà vội chạy ra thì thấy cô Giang vẫn ngồi tựa vào gốc cây đa nhưng đã chết. Bà vội vuốt mắt cho cô, khóc lóc rồi vội chạy vào nhà ông Hách và kêu lên:

-Ông Hách, bà Quỳnh ơi, cháu Giang đã tự sát chết ở cây đa đầu làng rồi.

Cả nhà ông Hách hốt hoảng chạy ra gốc cây đa. Bà Quỳnh ôm cô Giang mà khóc:

-Con tôi, sao lại như vậy con ơi!

Và bà ngã xuống cạnh cô Giang ngất xỉu.

Bọn mật thám và cảnh sát gạt dân làng ra chen vào. Tên đội sau khi nhìn mặt nhận dạng rồi nói:

-Đúng là cô Giang, phu nhân của Nguyễn Thái Học, Tổng thư ký Việt Nam Quốc dân Đảng.

Quân Pháp lập tức cho chôn thi hài cô Giang ngay và lập vọng gác để canh không cho dân làng đến đốt hương viếng cô. Tuy nhiên trên mộ của người Liệt nữ bao giờ cũng có những bông hoa đỏ thắm.              Ông Hách về nhà nén đau thương, bóc thư của cô Giang ra đọc. Bức thứ nhất cô Giang viết: “Ngày 17 tháng 6 năm 1930. Thưa thầy mẹ. Con chết vì hoàn cảnh bó buộc, không báo được thù nhà, rửa nhục cho nước. Sau khi đã đem tấm thân trinh bạch dâng cho chồng con ở đền Hùng, giờ con tìm về quê cha đất tổ, mượn phát súng này mà kết liễu cuộc đời con. Đứa con dâu bất hiếu kính lạy”.

Bức thư thứ hai, cô Giang viết: “Anh là người yêu nước! Không làm tròn được nghĩa vụ cứu nước, anh giữ lấy tấm linh hồn cao cả để về chiêu binh rèn lính ở dưới suối vàng! Phải chịu đựng nhục nhã mới có ngày vẻ vang. Các bạn đồng chí phải sống lại sau anh để đánh đổ cường quyền mà cứu đồng bào đau khổ!

Thân không giúp ích cho đời

Thù không trả được cho người tình chung.

Dẫu rằng đường đời trẻ trung

Quyết vì dân chúng thề lòng hy sinh

Con đường tiến bộ mênh mông

Éo le hoàn cảnh buộc mình biết sao!

Bây giờ hết kiếp thơ đào

Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây

Dẫu rằng chút phận thơ ngây

Sổ đồng chí đã có ngày ghi tên.

Chết đi dạ những buồn phiền

Nhưng mà hoàn cảnh truân chiên buộc mình

Đảng kỳ phấp phới trên thành

Tủi thân không được chết vinh dưới cờ

Cực lòng lỡ bước sa cơ

Chết sầu chết thảm có sầu xót xa!

Thế ru! Đời thế ru mà

Đời mà ai biết người mà ai hay”.

Cô Giang chết được mấy hôm thì bà Nguyễn Thị Quỳnh do đau buồn mà cũng ra đi với các con vài ngày sau đó!

Cái chết của Nguyễn Thái Học, cô Giang và những lãnh tụ, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng gây xúc động và thương xót, đau buồn trong lòng người dân khắp ba kỳ. Tại Huế, “ Ông già Bến Ngự"”Phan Bội Châu xúc động đau buồn đã viết bài văn tế Nguyễn Thái Học và Nguyễn Thị Giang và những bài thơ lâm li về cô Giang.

                                                                                      X

Cuộc tổng khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng đã gây áp lực cho toàn bộ bộ máy bạo lực của Pháp ở Đông Dương, phải căng mình ra đối phó, kể cả sau khi khởi nghĩa đã thất bại, mật thám càng phải căng mình dò la bắt bớ. Cảnh sát phải bố trí chặn tất cả các ngã đường để nhận mặt, đón bắt các lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhất là Nguyễn Thái Học. Quân đội thì lo đàn áp, canh phòng, tòa án thì lo xét xử, các nhà giam chật ních người bị bắt, bị giam. Riêng sở mật vụ của Juaren cũng mệt nhoài vì công việc. Người của sở phải lo do thám, chỉ điểm bắt bớ rồi lo tổng hợp tình hình báo cáo lên cấp trên. Hôm nay, 30 tháng 6 năm 1931, vừa ăn sáng xong, Chánh mật thám Juaren phải vội vã đọc hồ sơ của các vụ bắt bớ, các vụ xét xử để viết báo cáo trình Thống sứ Bắc Kỳ Ro bin. Hồ sơ các vụ bắt bớ các lãnh đạo và các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng ngày càng dầy cộm. Juaren chú ý các vụ án và bắt bớ trọng điểm để viết báo cáo là được. Các hồ sơ viết: “Ngày 11 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Khắc Nhu đập đầu tự sát ở nhà lao Hưng Hóa.

Ngày 15 tháng 2 năm 1930, Phó Đức Chính bị bắt ở làng Nam An, tổng Cảnh Thượng, Huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây và bị giam vào Hỏa Lò Hà Nội, bị kết án tử hình. Phó Đức Chính từ chối chống án với câu nói nổi tiếng: “Đại sự không thành, chết là vinh, còn chống án làm gì vô ích”.

Ngày 27 tháng 2 năm 1930, 15 nghĩa quân bị bắt, bị đưa ra xét xử, 4 người bị tử hình, còn lại là lưu đày 15 năm tù ra côn Đảo.

Ngày 8 tháng 3 năm 1930, Đặng Văn Cường, Đặng Văn Tiếp, Nguyễn Thanh Thuyết (Cai Thuyết), Ngô Hải Hoàng (cai Hoàng) bị xử chém tại Yên Bái.

Nguyễn Thị Bắc, em gái Nguyễn Thị Giang bị bắt vào ngày 20 tháng 3 năm 1930 tại Yên Bái, bị xét xử trước Hội đồng Đề hình Yên Bái. Trước viên Chánh tòa Ô xi ê, Nguyễn Thị Bắc đã đanh thép nói: "Này người đại diện cho công lý của nước Pháp, nếu xử ta thì hãy về giật đổ tượng thánh nữ Jeanne Dare, nữ thánh yêu nước Pháp chống ngoại xâm. Ta yêu tổ quốc Việt Nam chống xâm lược, sao các ngươi lại đem xử?”. Nguyễn Thị Bắc bị kết án tù 5 năm và bị đày đi Côn Đảo.

Ngày 23 tháng 3 năm 1930, Tòa đề hình ở Yên Bái xét xử 87 người, trong số đó 13 người bị tử hình

Ngày 17 tháng 6 năm 1930, Lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học và 12 yếu nhân của Đảng bị xử bằng máy chém tại Yên Bái.

Ngày 19 tháng 6 năm 1930, Tổng thư ký Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thị Giang, phu nhân của Nguyễn Thái Học dùng súng ngắn tự sát tại làng Thổ Tang, phủ Vĩnh Tường, Vĩnh Yên.

Ngày 30 tháng 6 năm 1931, Trần Quang Diệu (Riệu), Vũ Văn Giáo, Trần Nhật Đông và một số người khác bị xử chém tại Hải Dương.

Tháng 7 năm 1930, hội Đồng đề hình xử Phạm Tuấn Tài 5 năm tù, lưu đày ra Côn Đảo.

Ngày 7 tháng 9 năm 1930, Đỗ Thị Tâm trong Ban ám sát bị bắt ở phố Hàng Bông, cùng với Nguyễn Thị Vân 16 tuổi, bị giam vào Hỏa Lò. Nguyễn Thị Tâm đã nuốt giải yếm tự sát.

Ngày 22 tháng 11 năm 1930, Nguyễn Văn Toại và Lý Đổng Chi bị xử chém tại Phú Thọ.

Đoàn Trần Nghiệp sau khi đặt bom ở Hà Nội chạy về Nam Định thì bị bắt. Ngày 9 tháng 3 năm 1931, Đoàn Trần Nghiệp cùng Lương Ngọc Tốn, Nguyễn Văn Nho (em Nguyễn Thái Học), Nguyễn Quang Triều, Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Trung Bằng, Phạm Văn Khuê bị chém trước cổng nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.

Ngày 23 tháng 6 năm 1931, Lê Hữu Cảnh bị hành hình trước cửa ngục thất Hỏa Lò, Hà Nội.

Cho đến lúc này, các lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng hầu hết đã bị bắt và bị tử hình, một số người tự sát, hàng trăm đảng viên bị bắt, hầu hết bị đày ra Côn Đảo hoặc vào các nhà tù khốc liệt nhất Đông Dương, hàng trăm chi bộ đảng đã bị phá tan. Cho đến nay, Việt Nam Quốc Dân Đảng về cơ bản đã bị tiêu diệt".

Đọc xong, Chánh mật thám Junle gọi:

-Người đâu.

Một nữ thư ký người Pháp tóc vàng hoe bước ra:

-Ngài cho gọi.

-Cô đem các tài liệu này tổng hợp thành một bản báo cáo theo thứ tự thời gian để gửi lên phủ Thống sứ Bắc Kỳ ngay ngày mai.

-Dạ.

Người thư ký đi ra, Chánh mật thám rót ra một cốc rượu vang, uống và suy nghĩ. Cái chết hiên ngang của lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học và các đồng chí của anh đã làm cho những tên thực dân như Junle kinh hoàng cảm phục. Hắn biết rằng chiến thắng của chúng chỉ là tạm thời. Lửa đã nung nấu âm ỉ ở xứ thuộc địa Đông Dương và không bao lâu nữa, núi lửa này sẽ phun lên, thiêu đốt, làm sụp đổ chế độ thuộc địa tàn bạo của chúng mà không một bạo lực nào có thể ngăn chặn nổi.

                                             XI

Sáu năm sau, vào mùa hè năm 1936, nắng chói chang rải khắp miền Yên Bái, rải xuống ngôi mộ chung của 13 yếu nhân của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Những tán lá xà cừ, bạch đàn đung đưa theo gió, những cây phượng nở đầy hoa như máu của các anh hùng kết tụ lại. Trên mộ các anh, những cây hương mà ai đó mến mộ đã đem tới vẫn tỏa hương thơm.

Vào một ngày hè, có một người đàn ông và một người đàn bà đến ngôi mộ chung thắp hương dâng lên thành kính. Đó là cô Nguyễn Thị Bắc và người chồng của cô là Phạm Quang Sáu. Cô Bắc sau khởi nghĩa Yên Bái đã bị kết án tù 5 năm và đày đi Côn Đảo. Năm 1936 cô được trả tự do về quê nhà và kết hôn với anh Sáu, xưa cũng là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Hai vợ chồng mở cửa hàng tạp hóa ở thị xã Bắc Ninh. Cửa hàng của hai vợ chồng cô Bắc là nơi liên lạc giữa các nhà yêu nước với nhau. Bên mộ các đồng chí của mình, bên mộ người anh rể kính yêu là Nguyễn Thái Học, cô Bắc đã khóc nhiều. Hương thơm và những giọt lệ của người em chắc cũng làm cho Nguyễn Thái Học và các đồng chí bên kia thế giới mĩm cười. Gió cuốn khói hương thơm ngát. Trong nắng mơ màng, cô Bắc nhớ lại bao kỷ niệm oanh liệt ngày xưa của các anh. Cô Bắc và chồng cũng về làng Thổ Tang thắp hương dâng lên và khóc trước mộ cô Nguyễn Thị Giang, người chị gái kính yêu của mình và vào thăm gia đình anh Học.

Cô Bắc mất năm 1943, khi mới 35 tuổi.

Phạm Tuấn Tài bị Pháp bắt ngay sau cuộc ám sát trùm mộ phu Ba danh. Tháng 7 năm 1930, Hội đồng Đề hình tuyên án ông và một số đồng chí 5 năm tù và bị đày ra Côn Đảo. Trong tù, Phạm Tuấn Tài bí mật ra các tờ báo “Tiếng gọi”, “Tiếng rên”, “Tiếng gào”. Ông bị bệnh lao do đời sống khắc nghiệt của nhà tù. Năm 1936, Phạm Tuấn Tài ra tù và mất ngày 20 tháng 7 năm 1937 ở Nam Định khi mới 32 tuổi. Phạm Tuấn Tài để lại bài thơ “Xà lim oán” nói lên sự uất hận căm thù nhà tù thực dân đã đày đọa giết hại những người con yêu nước của dân tộc.

Ông Nguyễn Văn Lâm, em trai Nguyễn Thái Học, một trong những yếu nhân của Việt Nam Quốc Dân Đảng đã thoát khỏi sự truy lùng của Pháp, đã lấy vợ và có con. Sau cách mạng Tháng Tám, Ông đã tham gia vào quân đội Nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo. Ông tham gia nhiều trận đánh, trong đó có trận đánh sông Lô. Ông đã hy sinh trên chiến trường vào đầu những năm kháng chiến khi thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1946-1954), tiếp nối xứng đáng con đường vì nước quên thân mà các anh hùng liệt sĩ đã đi.

Hà Nội 19 tháng 8 năm 2021

(Hết tập VII)

CVL

Đón đọc tiếp Tập VIII " Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng" (Tập cuối)

PGS TS Cao Văn Liên

Link nội dung: //revcat.net/viet-nam-dien-nghia-tap-vii-tieu-thuyet-lich-su-ky-38-a14687.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()