Khám phá thiên nhiên hoang sơ
Chuyến bay đưa đoàn chúng tôi từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh) ra Côn Đảo (Bà Rịa –Vũng Tàu) là một hành trình ngắn nhưng đầy cảm xúc. Từ trên cao nhìn xuống không gian như một bức họa với những con sông uốn lượn, những vùng nước mênh mông. Những vùng đất được chia cắt bởi sông nước là đặc trưng của vùng quê Nam Bộ. Chiếc phi cơ cỡ nhỏ dần hạ thấp độ cao, một vùng xanh ngọc thấp thoáng những hòn đảo, những con tàu chở hàng như những chấm nhỏ trên nền xanh của bức tranh hải đảo. Đây là lúc phi cơ chuẩn bị đáp xuống sân bay Cỏ Ống nằm ngay cạnh bãibiển thơ mộng.
Từ sân bay, chúng tôi di chuyển về trung tâm thị trấn chỉ mất chừng 20 phút để cất hành lý, rồi tiếp tục hành trình khám phá thiên nhiên tươi đẹp.
Bãi biển hoang sơ nằm cạnh sân bay Cỏ Ống- Côn Đảo
Côn Đảo gồm 16 hòn đảo, cách xa đất liền khoảng 97 hải lý, nhưng thời gian có hạn, đoàn chỉ chọn một số điểm để trải nghiệm như: Hòn Tre Lớn, Hòn Bảy Cạnh, vịnh Đầm Tre; bãi Đầm Bầu, bãi Ông Đụng… Mỗi địa danh đều có nét đẹp đặc trưng nhưng điểm chung nhất là những bãi biển thơ mộng và hoang sơ. Ai cũng như mình đang khám phá một vùng đất mới trong bầu khí thanh khiết của biển trời.
Được ví như dải lụa vàng, một nửa nằm vắt ngang biển, nửa còn lại vắt ngang cánh rừng nguyên sinh kỳ bí, bãi Đầm Trầu vừa có vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng và vừa có màu xanh bất tận của biển cả như những cung nhạc thăng hoa cảm xúc. Do chưa có nhiều dịch vụ nên khu vực này vẫn còn nguyên những gì của thiên nhiên ban tặng. Bãi Đầm Trầu nằm gần sân bay Cỏ Ống cũng là một trải nghiệm đầy thú vị khi vừa tắm mình dưới làn nước trong xanh vừa ngắm máy bay cất, hạ cánh, nhiều bạn trẻ đã tranh thủ khoảnh khắc này để bấm cho mình những tấm hình lãng mạn hiếm có.
Kín gió hơn Đầm Trầu là vịnh Đầm Tre, nơi có sự kết hợp hài hòa giữa biển và núi bao bọc xung quanh, tạo cho vịnh có nhiều cảnh quan thơ mộng, phong cảnh hữu tình. Trong vịnh phân bố đầy đủ các hệ sinh thái của một vùng biển nhiệt đới hải đảo như hệ sinh rừng ngập mặn, cỏ biển và các rạn san hô.
Bên cạnh những địa danh trên, chúng tôi cũng có dịp dạo bộ trên Hòn Tre Lớn, thỉnh thoảng bắt gặp rùa đẻ trứng; ghé thăm Hòn Bảy Cạnh để khám phá rừng ngập mặn và công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn rùa biển.
Hòn Bảy Cạnh cũng là nơi có ngọn hải đăng được người Pháp xây dựng từ năm 1882 với kiến trúc rất đẹp gồm 4 tầng. Bên trong lòng tháp hải đăng có cầu thang xoắn ốc 55 bậc… Hải đăng nằm trên đỉnh cao 212m có 3 mặt giáp biển với nhiều điều thú vị để khám phá.
Trong niềm vui thỏa thích đắm mình giữa cái đẹp của biển cả, chúng tôi thêm phấn khởi về thông tin Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo đến năm 2045. Theo đó sẽ phát triển Côn Đảo thành khu du lịch sinh thái biển đảo và gowin99 -lịch sử-tâm linh chất lượng cao tầm cỡ quốc tế.
Cùng linh mục ôn chuyện họ đạo
Sau thời gian trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ, đoàn chúng tôi đi thăm các di tích trên đảo. Đoàn dành thời gian lâu nhất để tìm hiểu về các cơ sở đạo Công giáo.
Theo linh mục Phêrô Đặng Duy Linh, người đang coi sóc cộng đoàn đức tin Công giáo tại Côn Đảo, từ khoảng năm 1920, trên quần đảo đã có tên “Họ đạo Côn Sơn” cùng với đời sống tôn giáo do các linh mục người Pháp phụ trách. Năm 1954, nơi đây đã có nhà thờ Côn Sơn với cung thánh được thiết kế theo tinh thần tiền Công Đồng: Một bàn thờ chính và hai bàn thờ phụ. Phía trên bàn thờ chính là nhà tạm; trên nữa là bức tượng Đức Mẹ ẵm Chúa Giêsu. Tháp chuông phía trước nhà thờ có quả chuông đường kính 0,8m, hai bên thân chuông có hình nổi Thánh Tâm Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Chung quanh chuông là dòng chữ nổi “Eglise de Poulo Condor”.
Từ năm 1958 đến tháng 10/1967, họ đạo nhỏ bé Côn Sơn lần lượt được coi sóc bởi các linh mục Bartôlômêô Nguyễn Thiên Thuật, J.B Nguyễn Văn Dư và vinh dự được Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đến thăm viếng.
Khi cha J.B Nguyễn Văn Dư mãn nhiệm (10/1969) trở về Sài Gòn, họ đạo Côn Sơn cũng như cả vùng Côn Đảo không có linh mục coi sóc. Linh mục ở đất liền chỉ thay phiên ba tháng một lần đến và ở lại một tuần.
Năm 1971, linh mục Anphongso Phạm Gia Thụy tình nguyện ra làm Cha sở Côn Sơn. Đây là thời điểm chiến tranh leo thang, số tù nhân ở Côn Đảo lúc ấy lên tới hàng chục nghìn người. Linh mục phải rất khôn khéo suy nghĩ, hành động để đem đến điều tốt lành, điều thiện cho tất cả mọi người trên đảo, không phân biệt sĩ quan, binh sĩ Ngụy quyền hay những người “Việt Cộng” có ý chí và “thần kinh thép”, sự chịu đựng phi thường.
Người dân bản địa cho biết, cùng với chăm lo đời sống tôn giáo, hàng ngày linh mục Thụy dành thời gian ra ven biển đánh cá. Ngài đề nghị với viên chúa đảo bổ sung cá do mình đánh bắt được cho bếp ăn của những tử tù. Binh lính trên đảo ngạc nhiên, viên chúa đảo ra sức khuyên cha từ bỏ việc này nhưng mãi không được, đành chấp nhận.
Giáo điểm Côn Sơn, nơi sinh hoạt đức tin Công giáo ở Côn Đảo hiện nay.Ảnh: An Luých
Theo linh mục Phêrô Đặng Duy Linh, giáo điểm Côn Sơn hiện nay mà cộng đoàn đang sinh hoạt đức tin là nơi mới được xây dựng. Còn ngôi nhà thờ họ đạo Côn Sơn có từ xưa, nằm cạnh biển với nhiều thăng trầm của lịch sử đến nay chưa được bàn giao trở lại cho Giáo phận.
Người bản xứ từ xưa vẫn gọi Côn Sơn là họ đạo nhưng về mặt gowin99 thì đến nay chỉ được coi là một giáo điểm. Do yếu tố lịch sử, từ năm 1975, họ đạo Côn Sơn tạm ngưng hoạt động. Năm 2009 linh mục Phêrô ra đây gây dựng lại cộng đoàn; đến năm 2017, giáo điểm Côn Sơn chính thức được phép hoạt động thuộc Giáo phận Bà Rịa. Linh mục Phêrô Đặng Duy Linh quản nhiệm giáo điểm nhưng ngài cũng mới ở đây từ tháng 6 vừa qua, trước đó ngài cùng một linh mục phó lui tới từ đất liền để hướng dẫn cộng đoàn về đời sống thiêng liêng. Trong thời gian hàng chục năm thiếu vắng linh mục, người Công giáo nơi đây cũng không có các hoạt động tôn giáo. Dù còn những hạn chế về hội đoàn và chưa có các đội trống, đội kèn tây,.. như các họ đạo nơi đất liền nhưng đến nay giáo điểm Côn Sơn đã hình thành được một cộng đoàn đức tin hơn 500 tín hữu. Các giờ thánh lễ: 18h30 (ngày thường và thứ Bảy), 7h và 18h30 Chúa nhật đều sốt sáng.
Linh mục Phêrô Đặng Duy Linh tin tưởng với sự quan tâm của Đức cha, sự cộng tác của quý ân nhân và giáo dân, họ đạo Côn Sơn sẽ từng bước hồi sinh và phát triển.
Người Công giáo tham dự thánh lễ tại giáo điểm Côn Sơn. Ảnh: An Luých
Chia tay giáo điểm Côn Sơn, chúng tôi tiếp bước hành trình đến linh đài Đức Trinh Nữ Maria được đặt trong hang đá thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo. Hang đá do một người Pháp tìm thấy và đặt tượng Đức Mẹ Maria để cầu nguyện từ thế kỷ 19, hiện vẫn còn dòng chữ bằng tiếng Pháp chỉ dẫn lối lên hang đá. Hành trình đến hang đá có đoạn phải đi bộ qua các bậc thang trong khu rừng. Đoạn này chưa đến 500 mét nên cũng không mấy khó khăn. Linh mục Phêrô Đặng Duy Linh cho biết, giáo dân Côn Sơn hàng tuần đều tổ chức đến viếng Đức Mẹ. Ước tính, mỗi ngày có cả trăm lượt người hành hương đến với Đức Maria- Nữ Vương Hòa Bình trong niềm cậy trông Mẹ che chở và ban muôn ơn lành cho con dân đất Việt./
An Luých
Link nội dung: //revcat.net/hanh-huong-noi-dao-xa-a14536.html