Nguyễn Phúc Lộc Thành sinh năm 1964 tại Hà Nội, ông tốt nghiệp khóa 5 Trường viết văn Nguyễn Du. Ông đã xuất bản khá nhiều tác phẩm với đủ thể loại: Cõi nhân gian(tiểu thuyết, 1994), Táo vàng Tục Lụy(tập truyện ngắn, 1996), Chiều(36 bài lục bát viết về chiều), Chân quê(36 bài lục bát mang âm hưởng làng quê Việt Nam), Giấc mơ sông Thương(36 bài lục bát viết về sông Thương).
Với 36 bài thơ lục bát cùng mang tên Giấc mơ sông Thương, Nguyễn Phúc Lộc Thành đã cho người đọc thấy được tình yêu của một người thi sĩ: yêu da diết quê hương, luôn thể hiện một cách chân thực cảm xúc của mình trước cảnh đẹp đất trời, trân trọng những giá trị gowin99 dân tộc: dân ca quan họ vùng Kinh Bắc, tình cảm gia đình: tình mẫu tử, tình cảm vợ chồng, tình yêu đôi lứa, nỗi niềm người đi chiến đấu trong cả thời chiến lẫn thời bình.
Giấc mơ sông Thương, chỉ nhan đề thôi đã dường như biểu lộ cho chúng ta về chủ đề của tập thơ. Với Nguyễn Phúc Lộc Thành, con sông Thương hiền hòa, đẹp đẽ chất chứa những giá trị gowin99 ấy hiện lên trong ông như những giấc mơ tiếp nối. Có cảm tưởng như mỗi khi nhắm mắt lại chìm vào giấc ngủ, vẻ đẹp của dòng sông Thương lại hiện ra. Mỗi giấc mơ, dòng Thương ấy lại mang trong mình một vẻ đẹp riêng, lại gợi lên trong ông biết bao suy ngẫm về con người, gia đình, về tình yêu đi liền theo năm tháng với dòng sông ấy.
Trong Giấc mơ sông Thương, dòng Thương hiện lên với đầy đủ dáng vẻ, màu sắc, luôn luôn thay đổi theo thời gian, không gian, theo tâm trạng con người. Cùng là miêu tả dáng vẻ ngủ của dòng sông nhưng lại có rất nhiều dáng vẻ khác nhau. Trong Giấc mơ sông Thương1, dưới ánh nắng hoàng hôn “mơm mớm” buổi chiều, dòng Thương như đang ngủ mơ màng cùng làn khói liêu xiêu của những xóm làng ven sông, một sự hiền hòa, thân thương và gần gũi. Cũng cùng là cảnh hoàng hôn, nhưng ở Giấc mơ sông Thương2, “Sông Thương/ ngủ một dáng quê/ Trăm năm/ chảy lẫn tóc thề, cỏ may”. Dáng quê ấy đã đi liền theo năm tháng với những lời thề non, hẹn ước. Tóc thề gợi lại cho chúng ta hình ảnh các đôi yêu nhau ngày xưa, khi đi xa thường cắt một phần tóc của mình để làm tin, luôn giữ bên mình làm kỷ vật, mái tóc bị cắt đi đó là mái tóc thề. Đã có rất nhiều nhà thơ sử dụng hình ảnh này để cùng nói về tình yêu. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết: “Tóc thề đã chấm ngang vai/ Nào lời non nước, nào lời sắc son” để nói lên tình cảm của Thúy Kiều và Kim Trọng… Còn hình ảnh “cỏ may” cũng là biểu tượng về tình yêu nhưng với dự cảm mong manh dễ vỡ. Hoa cỏ may dễ bám vào nhưng cũng dễ bay xa: “Hồn anh như hoa cỏ may/ Một chiều cả gió bám đầy áo em” (Hoa cỏ may, Nguyễn Bính). Hay với nữ sĩ Xuân Quỳnh lại mượn hình ảnh hoa cỏ may để nói về nỗi niềm của người con gái: “Khắp nẻo giăng đầy hoa cỏ may/ Áo em sơ ý cỏ găm đầy/ Lời yêu mỏng mảnh như mây khói/ Ai biết tình anh có đổi thay” (Hoa cỏ may, Xuân Quỳnh).
Dòng Thương
ngủ dáng Phật nằm
Gối giấc nhân thế
ngàn năm thăng trầm
(Giấc mơ sông Thương 3)
Dáng “Phật nằm” là tư thế nằm nghiêng sang bên phải, tay trái duỗi dài theo thân, tay phải kê đầu. Đó là tư thế của người có một cái tâm rất an yên, không vướng bận. “Gối giấc nhân thế/ ngàn năm thăng trầm”, trải qua hàng nghìn năm thăng trầm cùng lịch sử, dòng sông ấy vẫn tồn tại, vẫn không mất đi dáng vẻ an bình, tĩnh tại của nó, và chỉ cần nhắc đến hai từ sông Thương thôi, tâm hồn ta cũng tự cảm thấy an tâm lạ thường.
Vẻ đẹp cảnh sắc của sông Thương hiện lên một cách chân thực và rõ nét, mang màu sắc hương vị riêng theo từng thời điểm trong năm. Mỗi tháng một dấu ấn riêng. Tất cả được nhà thơ khắc họa trong Giấc mơ sông Thương 12(Sông Thương Mười Hai Mùa Hoa), 12 bức tranh riêng biệt cho từng tháng trong năm. Con sông hiền hòa ấy ở mỗi thời điểm lại khoác lên mình những chiếc áo hoa khác nhau. Tháng giêng mưa xuân, cả dòng sông “xăm xắp khóa mình dưới mưa” được điểm tô bởi sắc của những nụ đào e ấp như cô thiếu nữ “ngủ dáng thục trinh”. Tháng hai là sắc trắng của hoa sưa và hình ảnh những bãi ngô ven sông “bầu ngô nòn nõn”. Tháng ba với cái rét làng bân, những bông hoa gạo như những ngọn nến điểm tô cho mặt sông một sự ấm áp. Hoa cà phơn phớt tháng tư. Bằng lăng “ngần ngừ cởi hoa” vào tháng năm, một mùa hè rực rỡ bắt đầu đến. Tháng sáu là hình ảnh những bông hoa sen thơm không tanh mùi bùn làm cho bờ sông thêm thanh thoát ngọc ngà.
Hoa sấu lúc nào cũng mang đến một sự dịu dàng níu giữ những người đi qua nó. Tháng bảy mưa ngâu, hoa sấu rụng tô điểm li ti trắng trên mặt sông. Nguyễn Phúc Lộc Thành rất thi hóa khi dùng hình ảnh “lệ thắp hai hàng” để nói về mưa ngâu, vì mưa ướt nên hoa sấu rụng bám vào người đi qua nó “nhễ nhại/ địa đàng viền môi”. Tháng tám có dâu da xoan núi. Tháng chín với hương hoa sữa, thời gian đón những cơn gió lạnh đầu tiên, cái lạnh nhẹ nhàng đầu mùa “Thịt da tháng chín/ ru bầy ngón trôi”. Tháng mười, hoa cúc nở như một người con gái đến độ xuân thì “Cúc mười/ mở vạt yếm sồi/ Dải chầm chậm cởi/ em vồi vội hương”. Tháng mười một, những chùm hoa lưu ly như mờ ảo trong làn sương khói mặt sông. Dưới cái nắng hanh khô “nghiền da thịt” tháng 12, hoa cải rực rỡ đối lập với tiết trời “ngồng cải bời bời”, một vẻ đẹp thân thuộc, bình dị, mang đậm tâm hồn quê.
Sông Thương gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử, biết bao cuộc chiến tranh, biết bao con người ra đi vì quê hương dân tộc qua dòng sông ấy một đi không trở lại. Đó cũng là nơi chia ly thấm đẫm nước mắt chia cắt tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng, tình mẹ con, cha con, tình đồng đội. “Nước mắt chảy ngập bầy nhân gian”, “Thấy dòng Thương ấy hoang tàn”, “Thấy thiên đường những thây ma gọi bầy”, “Thấy ngọn sóng khóc trong lòng”, “Thấy bốn ngàn giấc khôn nguôi/ Nghe ngực Trọng Thủy/ đập đời Hán nô”, “Thấy biên ải/ trắng khăn xô/ Thấy trong tim mẹ/ rừng mồ vô danh” (Giấc mơ sông Thương4).
Người ta thường nói tức cảnh sinh tình, quả không sai. Một người có một tâm hồn nhiều cảm xúc, đứng trước vẻ đẹp hiền hòa thơ mộng của dòng sông sao không khỏi xao xuyến. Bởi lẽ dòng sông ấy chảy qua bao làng quê thôn xóm, qua bao thăng trầm của thời gian, những con người với những kỷ niệm: tuổi thơ, tuổi thanh xuân, những ký ức về những năm tháng chinh chiến của cả người đi kẻ ở. Tất cả những xúc cảm ấy luôn chảy dạt dào trong lồng ngực Nguyễn Phúc Lộc Thành: cứ da diết, dồn dập, ngày này tiếp nối ngày khác, giấc mơ này tiếp nối giấc mơ kia.
Con sông là nguồn sống của những người dân dọc hai bên bờ. Sông tưới nước cho những cánh đồng bồi bãi tười tốt, sông làm cho bữa cơm thêm cá thêm tôm. Sông là nơi những đứa trẻ ngày ngày bơi lội trong những chiều hè nắng nóng. Những bến sông, những rặng tre tươi mát còn là nơi bà con nghỉ ngơi sau những giờ làm đồng mệt mỏi. Cũng chính từ những cuộc gặp gỡ ấy, những nhen nhóm tình cảm tuổi thanh xuân cũng được chớm nở. Nhưng đôi trai gái hẹn hò nhau để tâm sự, để bày tỏ nỗi lòng với người mình thương mến.
Tình cảm là thứ đến với con người ta một cách rất tự nhiên, không hề có sự sắp xếp, chủ đích từ trước. Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã từng phải thốt lên: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!/ Có nghĩa gì đâu một buổi chiều/ Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt/ Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu” (Vì sao). Nguyễn Phúc Lộc Thành cũng không ngoại lệ. Tình yêu trong thơ ông cũng đến bằng những sự vương vấn rất đỗi bình dị, thân quen, mang đậm hồn quê.
Nhìn vào một cô gái, ấn tượng đầu tiên để lại trong mắt người đối diện là mái tóc. Nó thể hiện một sự nhẹ nhàng, vương vấn, duyên dáng. Đặc biết là ngày xưa, các cô gái thường để tóc dất dài, và chỉ cần một làn gió nhẹ những sợi tóc ấy đã tung bay, mang theo những hương thơm quê của thì con gái: “Tóc em/ buông giấc lụa chiều/ Tẩm hương bồ kết/ bồng phiêu ngả về” (Giấc mơ sông Thương8), “Tóc người/ vương một sợi thôi/ Sông Thương mắc nhớ/ ngày tôi đôi dòng” (Giấc mơ sông Thương3), “Cỏ em/ tuôn mấy sợi mềm/ Để phù dung nở/ trước thềm thanh tân” (Giấc mơ sông Thương6). “Tẩm hương bồ kết”- ngày trước chưa có các loại dầu gôi như bây giờ, mọi người thường lấy quả bồ kết đã già, đem phơi khô, lúc gội đầu chỉ cần nướng quả bồ kết lên rồi thả vào nồi nước, đun sôi lên là gội. Mùi hương của nó rất dịu nhẹ, và thực sự khi cảm nhận được hương vị của nó rồi thì rất khó quên. Nguyễn Phúc Lộc Thành ví tóc em như tấm lụa chiều, như những ngọn cỏ mềm nên chỉ cần vương một sợi thôi đã để lại trong lòng nỗi nhớ nhung, bịn rịn.
“Mắt người/ se mấy sợi lam/ Dệt tôi vò võ/ Non ngàn cuối đông”, “Ngón cầm/ vạt yếm ngọc ngà”, “Em tôi/ bỏ áo tứ thân/ Bờ đê thẹn gió/ Sông tần ngần mưa”, “Vân vê/ dải yếm buộc vừa/ Thấy thơ vào chết/ lúc chưa khép vần” (Giấc mơ sông Thương 1, 2). Mắt em như chứa những sợi dây tình cảm mê hoặc khiến tôi bất giác thấy mình từ trước tới nay thật lẻ loi đơn độc “vò võ”. “Áo tứ thân”, “dải yếm buộc vừa” một sự mềm mại, uyển chuyển- đó là dáng vẻ của người con gái. Chẳng có chàng trai nào khi nhìn thấy cái dáng vẻ thướt tha, mềm mại, e thẹn ấy mà không khỏi động lòng “tần ngần”, và với tâm hồn của một người thi sĩ: câu thơ chưa thành lời đã thành ý.
Rung động, nhớ nhung rồi muốn được ở gần em để thể hiện tình cảm, để cảm nhận hết những dư vị của tình yêu. Nguyễn Phúc Lộc Thành có một cách thể hiện rất mới mẻ: giai điệu vừa mang âm hưởng dân ca, thân thuộc gần gũi, lại vừa sử dụng những hình ảnh khá táo bạo nhưng đầy khôn ngoan. Đọc thơ ông, nếu như tách từng từ ra để phân tích thì nó mang nhiều ý nghĩa về xác thịt, nhưng khi đặt tương quan trong cả câu thơ, nó lại mang một hàm ý khéo léo, chỉ đơn giản là muốn được được em mở cửa trái tim để có thể được gần em hơn. Đó là sự ý nhị, tinh tế trong cảm xúc tình yêu tuổi thanh xuân.
Chúng ta có thể thấy rất rõ trong rất nhiều câu thơ: “Then trời/ đã đóng chưa em/ Cho ta mở yếm/ lụa mềm buộc nhau/ Vân vê/ giữa cõi không màu/ Ngón nào ngơ ngác/ Trong nhàu nhĩ đêm”; “Tôi cầm/ tù tội trăm miền/ Giam vào cũi vạt/ yếm tiên đũi sồi”, “Thấy em/ nhu nhú nuột nà”, “Thấy bùn/ muốn vấy khát thèm; “Tay đêm/ chạm đáy lưng ong”, “Mơ đôi/ gót ngọc/ nuột nà/ khua trăng”; “Em tôi/ trút áo thiên thần/ Dòng Thương sóng sánh/ trinh ngần thịt da”; “Bờ xôi ruộng mật/ bề bề trắng trinh”, Mầm đêm ngau ngáu/ nghiến mình dưới sen”, Mươi ngón thiên thần về đâu/ Giữa vùng thoai thoải/ nhũ bầu gái quê/ Tay ơi/ lận đận đi về/ Bờ ơi/ quá nửa triền đê cỏ nhàu”; “Ngực em/ đập dưới lặng thinh tay mềm”, “Mầm em rưng rức/ nhú vào thơ trinh”, “Ngực đêm chum chúm”, “Tôi như/ thú đói vào cơn/ Say bầu trăng ngủ/ dập dờn trên tay”, “xác đầy dấu môi”, “Đêm chum chúm/ ngực mười ba”; “gió núi khỏa thân”, “mầm xuân lạc chồi”; “Ru nhau/ mười ngón tình sâu/ Tay lùa thăm thẳm vào màu của mây”… (Giấc mơ sông Thương1, 2, 3, 5, 6, 8, 10, 14, 17, 20).
“Em” được miêu tả là một cô gái độ tuổi xuân thì: trẻ trung, mới mẻ, e thẹn. Đó là vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn làm cho “tôi” khao khát, tìm kiếm, mong muốn được cảm nhận hết những vẻ đẹp ấy. Vẻ đẹp “em” giống như một thứ bùa ngải em giăng ra làm tôi không thể thoát ra được, mãi chìm đắm vào nó. Những giấc mơ cứ nối tiếp giấc mơ, ngày này nối tiếp ngày khác, chỉ thấy một sự thúc bách khẩn trương, rộn ràng mà không có sự chậm lại. Giống như một con thú khi đói, mục tiêu duy nhất là con mồi. Anh cũng vậy, anh “khát” em nên cũng chỉ có thể nhìn thấy mỗi em mà thôi, muốn thành chính quả với em.
Thanh xuân đang tràn trề nhựa sống, những tái tim trẻ đang khao khát tìm nhau thì lại phải chia ly. Chiến tranh- sự tàn khốc của nó đã khiến tình yêu phải chia sẻ: yêu em và yêu thêm cả đất nước, quê hương. Dòng sông Thương chính là nơi chứng kiến biết bao cuộc chia ly thấm đẫm nước mắt như thế qua hàng trăm năm lịch sử, qua biết bao thế hệ đời đời tiếp nối. Dòng sông ấy đắp lên phù sa cho ruộng đồng tươi tốt, và cũng chính nó nuôi dưỡng tâm hồn của những chàng trai có một tình yêu nước cháy bỏng, những cô gái, những người vợ, người mẹ luôn vững một niềm tin, một tình yêu ở hậu phương vững chắc.
Tình cảnh người đi, kẻ ở giữa con sông dòng trong đục ấy sao không khỏi quyến luyến, bịn rịn “Em về/ bỏ lại bến Thương/ Để trời ngân ngấn/ như dường trăm năm” “Một đò/ một mẻ lưới thưa/ Em về/ ngày ấy/ thãi thừa/ một tôi” (Giấc mơ sông Thương22). Không còn được gần em, không còn được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của em, không được thổ lộ tình cảm với em nữa, mọi thứ đã xa rời, tàn lụi trong tim “tôi”: “thôi cởi rèm đêm”, “thôi nõn quá”, “thôi nở hoa tình”, “hết vô minh”, “biền biệt màu môi”. Và chúng kiến cảnh chia ly ấy, dòng Thương như cũng đồng tâm trạng, trở nên “già giã”.
“Nhìn nhau/ sao rụng nửa trời/ Đâu đâu/ cũng chạm/ một ngời ngợi em” (Giấc mơ sông Thương28). Đọc câu thơ này lên, chúng ta lại liên tưởng đến hai câu thơ trong bài Việt Bắccủa Tố Hữu: “Ta về mình có nhớ ta?/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. Nguyễn Phúc Lộc Thành cũng vậy, chỉ nhìn nhau thôi mà không kìm nén được cảm xúc: “tủi”, “mòn”, chát đắng”, “bần bật run”, “khóc chùn chân em”, “mang thập giá”.
“Đất gầy/ ba tấc gập ghềnh/ Cổ khâu/ nửa nấm/ xin dành/ đợi nhau” (Giấc mơ sông Thương31). Một lời thề thủy chung son sắt, dành chọn cho “anh”. “Anh” đi, em ở lại, đó là những tháng ngày đằng đẵng cô đơn, mong ngóng, chờ đợi. Những giọt nước mắt đã tuôn “một trời nước mắt”. Sự chờ đời mấy chục năm đằng đẵng, héo mòn cả tuổi xuân “xác xơ”. Nhưng tình cảm ấy đã lỡ trao cho anh rồi, đã thề nguyện ước thì mãi không phai. Một sự hy sinh cho tình yêu “anh” cũng như là hy sinh cho sự yên vui của quê hương, đất nước.
Dành cả thanh xuân để chờ đợi, nhưng khi nghe tin người lính ấy đã hy sinh ngoài chiến trận, “em” như chết lặng. Gặp nhau, yêu nhau và hẹn ước lúc xuân thì con gái, lúc gặp lại “Em tôi/ tuổi chớm thành đôi/ Mà đầu đã trắng/ một đời tiễn đưa”, “Đò em/ neo bến tang chồng”, “Giờ em áo cưới/ mặc quỳ ngày tang” (Giấc mơ sông Thương27).
Người lính khi chiến trận trở về, tưởng rằng sẽ được đoàn tụ với những người thân thương của mình. Nhưng sự tàn phá của chiến tranh, đã cướp mất đi tất cả, “em” đã mãi mãi chỉ còn lại là những kỷ niệm bên dòng Thương xưa.
“Ăn mày/ cả những cũ càng/ Tôi đi hành khất/ được tang tóc chiều” (Giấc mơ sông Thương24). Sự đơn độc của tôi khi trở về, cố tìm kiếm “em” nhưng chẳng thấy. “Tôi” giống như một người ăn mày, đi xin lại những kỷ niệm dĩ vãng xa xưa nhưng chỉ còn lại sự đau buồn, tang thương, lẻ loi: “Một thân/ Một xác/ Bời bời/ Một bờ/ Một bãi/ Một ngời ngợi đau”.
“Em mặc/ xống áo vô thường/ Tôi về/ chính quả bỗng dường mong manh” (Giấc mơ sông Thương15). Người lính khi trở về những vết sẹo đã lành “thanh tân”, nhưng khi gặp em- em đã thoát ly cõi tục thì tôi lại thấy thương em vô bờ bến. Em đã hy sinh”một đời đen đúa”, vết sẹo trong em là những cơn nhớ. Em chôn cả tuổi thanh xuân, sự duyên dáng, chôn cả tôi và những kỷ niệm êm đềm xuống dòng sông Thương bởi “nước mắt đã cạn”. “Tôi” khải hoàn chiến thắng trở về “thành chính quả” nhưng thấy “mong manh” quá. Âm vang trong lòng bây giờ chỉ còn “tiếng mõ phù vân khóc thiền”.
“Gối đầu/ lên ngực sông Thương/ Em về ngủ giấc/ mười phương tiền đồn” (Giấc mơ sông Thương19). Em- người hậu phương nhưng đã “ngủ giấc bào thai núi đồi”. Em đã đi vào giấc ngủ dưới bàn tay mẹ, dưới bờ ngực dịu dáng của dòng Thương. Cốt tro em nằm giữa những bốn bề ngô khoai, nơi em từng được nuôi lớn, em hóa vào cùng bùn đất nơi em ngày ngày đặt chân lên nó. Dòng sông ru em ngủ trong khúc ca nâu trầm buồn, thăm thẳm, đưa em vào cõi vô thường trăm năm.
“Em” đã đi vào giấc ngủ ngàn năm, nên khi “tôi” trở về tìm hoài mà chẳng thấy “Chiều chiều/ cuốc nửa bờ Sim/ Tìm em/ bới nát cả nghìn trùng hoa” (Giấc mơ sông Thương23). Tìm kiếm em trong vô vọng, anh nhìn dòng Thương và thấy nó dường như cũng “hóa thạch”, đông cứng như lòng anh vậy. Không tìm được em, “tôi” chỉ biết mang tất cả những vẻ đẹp mê hoặc, huyền bí mà em đã “ngải” vào tôi lúc trước vào trong những câu thơ “Tôi về/ gieo ngải vào thơ/ Để con chữ dại/ khóc bờ bụi đêm”.
Trong Giấc mơ sông Thương, Nguyễn Phúc Lộc Thành còn cho chúng ta thấy rõ hình ảnh của những người mẹ hồn quê chân chất: một đời chịu thương chịu khó, hy sinh cho chồng cho con, và cũng phải chịu vô vàn những đớn đau do chiến tranh để lại.
“Lưng còng/ gánh ải Luy Lâu”, “Mẹ lẫm lụi/ giữa hai mùa ngô khoai”, “Mẹ giặt/ chiếc áo nâu sòng/ Mồ hôi rũ mặn/ cả dòng sông Thương” (Giấc mơ sông Thương9, 13). Khi chiến tranh, một mình mẹ gánh vác công việc gia đình ruộng vườn ngô khoai, nuôi con thơ “giặt tiếng ru nôi”. Rồi khi người cha hy sinh ngoài mặt trận, mẹ lại một mình giặt thương đau. Khi con lớn, lại tiếp bước người cha ra chiến trận. Mẹ lại còm cõi một mình giặt nhớ nhung, mong ngóng “Mẹ vịn/ mòn đá cổng làng/ Lưng chờ/ võng cả mấy hàng cau cong”.
Con lớn lên trong lời ru của mẹ, trong những món quà của quê hương mình “Ầu ơ/ chiếc bánh đa vừng” (Giấc mơ sông Thương7). Cuộc sổng tưởng chừng cứ mãi yên ả như thế, nhưng chiến tranh xảy ra mọi thứ đã phải thay đổi. Cuộc sống trở nên tối tăm đui mù “Sông Thương/ máu cuộn đại ngàn/ Một trời nước mắt/ gian nan bãi biền” (Giấc mơ sông Thương16). Gánh nặng trên vai mẹ ngày càng lớn lên. Nhưng khi con đi chiến trận trở về thì mẹ đã không còn nữa, cảm thấy tái tê, thương nhớ khôn cùng “Rưng rưng ngọn bấc/ đầy trời gió lay” (Giấc mơ sông Thương13). Khi con đi vẫn là một chàng trai trẻ của mẹ, nhưng khi trở về tóc con đã vương vài lọn sương trắng. Con đi tìm lại những ký ức về mẹ bên bờ sông Thương: dáng người còm cõi, da mồi, tóc sương. Khi tiễn con ra trận, mẹ lủi thủi một mình ra về, khi mẹ ra đi cũng chỉ có một mình. Tôi khóc, dòng sông cũng khóc, cảnh vật dường như cũng buồn đưa tang mẹ. Mẹ hy sinh tất cả nhưng chỉ để lại cho mình “Dúm đất là nhà/ Cổ khâu/ làm áo tha ma ngút ngàn” (Giấc mơ sông Thương26). Dòng sông đục trong có lẽ bởi nó mang theo tro cốt của mẹ- của một người cả đời hy sinh.
Giấc mơ sông Thương34, 35, 36 là những dàn trải tâm trạng của người con về sự ra đi của mẹ. Mẹ đã không còn nữa nhưng người con dường như vẫn đang cố níu kéo, tìm kiếm hy vọng. “Mẹ nằm” là hình ảnh được sử dụng rất nhiều. Cảm giác như người con thấy mẹ như là nằm ngủ thôi, vẫn mong muốn “Mẹ ơi/ xin cố nửa câu gọi đò (Giấc mơ sông Thương34, 35), “Mẹ ơi/ mẹ cố/ nửa câu/ gọi đò” (Giấc mơ sông Thương36). Trong vô vọng, người con vẫn muốn nghe được tiếng gọi của mẹ dù chỉ một lần. “Gầy guộc”, “rũ tù”, “đùng đục”, “ngu ngu sầu”, “xõa rễ”, “rầu rầu”, “co ro”, “căm căm”, “gào gầm”, “xa xăm”, “ngắt ngơ”, “quạnh quẽ”, “khóc ru”, “chết từ từ”, “hoang vu”, “mằn mặn”, “biêng biếc”, “đâu đâu”, “chong chong”, “đau đáy”, “lỗ chỗ”, “rơi rơi”, “thiêm thiếp”, “ngắt giá”, “cháy cạn”, “nhĩ nhàu”, “rưng rưng, “trùng trùng”. Nguyễn Phúc Lộc Thành sử dụng hàng loạt những từ biểu cảm ấy để nói lên tâm trạng vô cùng đau đớn của người con, nỗi đau cứ nhân lên, dàn trải gấp bội, bao trùm trong những giấc mơ con- một sự đau đớn đến tuyệt vọng “Tha nhân đâu/ Tha nhân đâu”.
Giấc mơ sông Thươnglà một sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và cảm xúc. Với bàn tay tài hoa của mình, Nguyễn Phúc Lộc Thành đã khiến một thể thơ lục bát truyền thống trở nên mới mẻ, phá cách linh hoạt như sự thay đổi tâm trạng cảm xúc vậy: cách ngắt nhịp, bắt vần không theo quy luật, sử dụng nhiều từ láy và thậm chỉ đảo lộn thứ tự của nó, sử dùng nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, giàu cảm xúc liên tưởng, mượn nhiều câu ca quan họ để thay lời diễn tả tâm trạng… Tất cả đã làm nên một Nguyễn Phúc Lộc Thành có một trái tim luôn nặng tình nghĩa: tình yêu với quê hương, đất nước, với con người, với những giá trị lịch sử và gowin99 truyền thống.
Phụng Thiên
Link nội dung: //revcat.net/van-vuong-voi-giac-mo-song-thuong-a14089.html