Tin từ infonet cho biết, các nhà khoa học vừa phát hiện loài cây bẫy con mồi dưới lòng đất ở bắc Kalimantan, đảo Borneo, Indonesia. Nhà khoa học Ľuboš Majesk từ Đại học Palacky, Olomouc, cùng nhóm nghiên cứu phát hiện khi trong chuyến đi nhiều ngày đến khám phá khu vực Borneo.
Loài cây được phát hiện được ví giống như chiếc bình, màu đỏ, nằm ở đỉnh núi khô. Các nhà khoa học cho rằng, cây thuộc họ nắp ấm, lúc phát hiện thì thấy vài con mồi mắc kẹt bên trong.
Cây này được ghi nhận có chiều dài 11cm, nằm trong lòng đất. Nơi phát hiện là ngọn núi khô, cao cách mặt đất 1.100m đến 1.300m.
Infonet cũng dẫn lời đại diện các nhà khoa học: “Chúng tôi hi vọng rằng việc phát hiện ra loài cây ăn thịt độc đáo này góp tiếng nói giúp bảo vệ các khu rừng nhiệt đới Borneo, ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình chuyển đổi rừng nguyên sinh”.
Như chúng ta đã biết, trên thế giới, có nhiều loài cây ăn thịt, như câyDarlingtonia Californicaở Bắc Californica. Loại cây này sau khi hút hết chất dinh dưỡng của con mồi sẽ loại con mồi ra.
Một số loại cây ăn thịt khác, như: Cây nắp ấm đầm lầy hay Bình tử thảo, cây Drosera burmannii Vahl, cây nắp ấm (Nepenthes), Cây hố bẫy (Sarracenia)…
Việc thực vật ăn thịt khiến chúng ta có thêm cái nhìn khác về giới thực vật. Chúng không chỉ “đứng im” như vậy, và cũng có “chiến thuật” sinh tồn như các loài động vật khác.
An An (tổng hợp)
Link nội dung: //revcat.net/loai-cay-bay-con-moi-duoi-long-dat-a13715.html