Như chúng ta đã biết, Pharaoh được coi là hiện thân của điều gì đó vĩ đại, có sức mạnh to lớn, cai quản đất nước Ai Cập. Ở họ như là sự hiện thân của quyền uy cao nhất ở trần gian.
Sanakhtđược wikipedia viết: Sanakht (còn được đọc là Hor-Sanakht) là một vị vua Ai Cập (pharaon) thuộc vương triều thứ ba của thời kỳ Cổ Vương quốc. Vị trí của ông trong biên niên sử lại rất không chắc chắn. Nhiều nhà Ai Cập học đã đồng nhất Sanakht với tên đồ hình Nebka dưới thời Ramsses.
Tuy nhiên, điều này vẫn đang nằm trong vòng tranh cãi, bởi vì không có bất cứ tước hiệu hoàng gia nào khác của vị vua này được tìm thấy trong các nguồn tài liệu cổ đương thời hoặc sau này. Chỉ có hai mảnh phù điêu khắc họa hình ảnh của Sanakht còn tồn tại tới ngày nay, chúng đều có nguồn gốc đến từ Wadi Maghareh ở bán đảo Sinai.
Trong một bài viết đăng tải trên báo Tổ quốc, còn cho rằng, Sanakhtlà vị Pharaoh khổng lồ. Bài báo viết: Sa-Nakht cai trị nền văn minh sông Nile khoảng 1.000 năm trước khi Ramses II lên ngôi. Theo những ghi chép lịch sử, Ramses, người được coi là một người cực kỳ cao to khi so với thể hình của con người thời điểm đó - cao khoảng 1,75m, thế nhưng ông lại bị coi là "lùn" khi so sánh với kích thước của Pharaoh Sa-Nakht.
Người ta tin rằng vào năm 1901, tại thị trấn nhỏ Beit Khallaf, các nhà khảo cổ đã khai quật được hài cốt thuộc về Sa-Nakht - một bộ xương thuộc về một người đàn ông sở hữu chiều cao đáng kinh ngạc, gần 2,00 mét.
Bộ xương có tầm vóc cao hơn đáng kể so với chiều cao trung bình của người Ai Cập cổ. Hộp sọ cũng to và rộng hơn. Mặc dù chỉ số sọ của ông có độ rộng bất thường và gần giống như kiểu đầu ngắn, tỷ lệ xương dài của ông lại giống với của những cư dân vùng nhiệt đới và cũng giống với hầu hết những người Ai Cập cổ đại khác; Đặc biệt là giống với những người thuộc thời kỳ tiền triều đại. Các nhà khoa học đã nghiên cứu bộ xương của Sa-Nakht hiện tin rằng ông mắc một chứng bệnh gọi là khổng lồ, xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng.
Trong hầu hết các trường hợp, điều này xảy ra do một khối u trên tuyến yên của não. Theo đồng tác giả nghiên cứu Michael Habicht, một nhà Ai Cập học tại Viện Y học Tiến hóa của Đại học Zurich, dựa trên các nghiên cứu trước đây, chiều cao trung bình của nam giới vào khoảng thời gian này là 1,68m thì chiều cao gần 2 mét quả thực có thể được xem là khổng lồ.
Habicht và các đồng nghiệp của ông đã kết luận rằng Sa-Nakht có thể mắc chứng khổng lồ sau khi họ phân tích lại hộp sọ và xương được cho là của Sa-Nakht, "Những chiếc xương dài của bộ xương cho thấy bằng chứng về sự 'tăng trưởng vượt bậc', đó là những dấu hiệu rõ ràng của hội chứng khổng lồ", Habicht cho biết. "Nghiên cứu sự phát triển tiến hóa của các loại bệnh có tầm quan trọng đối với y học ngày nay". Nếu chẩn đoán của họ là chính xác, thì Sa-Nakht có lẽ sẽ là trường hợp bệnh lý cổ xưa nhất được biết đến về chứng khổng lồ trên thế giới.
Như các tài liệu đã dẫn, Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Đây là một trong 4 nền văn minh phát sinh một cách độc lập và lâu đời nhất trên thế giới này. Nền văn minh Ai Cập mà được hình thành rõ nét là vào năm 3150 TCN.
Ai Cập đạt đến đỉnh cao của quyền lực vào giai đoạn Tân Vương quốc, trong thời kỳ Ramesside, vào thời điểm đó nó sánh ngang với đế quốc Hittite, đế quốc Assyria và đế chế Mitanni, trước khi bước vào giai đoạn dần suy yếu. Ai Cập đã bị xâm chiếm hoặc chinh phục bởi một loạt các cường quốc nước ngoài, chẳng hạn như người Canaan/Hyksos, Lybia, người Nubia, Assyria, Babylon, Ba Tư dưới triều đại Achaemenid, và người Macedonia trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba và cuối thời kỳ Ai Cập cổ đại.
Sau khi Alexander Đại Đế qua đời, một trong những tướng lĩnh của ông, Ptolemaios I Soter, đã tuyên bố ông là vị vua mới của Ai Cập. Triều đại Ptolemaios gốc Hy Lạp này đã cai trị Ai Cập cho đến năm 30 TCN khi nó rơi vào tay đế quốc La Mã và trở thành một tỉnh La Mã.
An An (tổng hợp)
Link nội dung: //revcat.net/sanakht-pharaoh-ky-la-cua-ai-cap-co-dai-a13534.html