Từ thuở cha ông, luỹ tre làng, cánh đồng lúa nước xanh rờn, thơ mộng, cây đa bến nước mái đình là hình ảnh quê hương đẹp đẽ đã nuôi bao thế hệ chúng ta thành người và truyền nối. Thật là chân lý: “Quê hương nếu ai không nhớ. Sẽ không lớn nổi thành người”. Nền sản xuất lúa nước thuần nông đã sản sinh ra văn hoá làng quê. Văn hoá đó trong lịch sử và mãi tới hôm nay, thời hội nhập mở cửa, những tinh hoa của nó vẫn còn nguyên giá trị, chúng ta phải ra sức gìn giữ. Vì đó là phần quan trọng nhất của bản sắc văn hoá dân tộc, văn hoá địa phương. Những mặt tích cực của nó gắn liền với sự tồn tại dân tộc, quê hương… mặt khác những tinh hoa của nó sẽ mãi là đặc thù của văn hoá bản địa, cái mà ta phân biệt được với người, nó mãi là sự hấp dẫn khám phá của con người ở những xứ sở khác; là yếu tố thuận lợi riêng biệt giúp cho sự phát triển bền vững.
Cùng với những với giá trị cao quí ấy nó lại hình thành một tư duy tịnh, tư duy yên phận trong những làng quê, thụ động, bảo thủ, chắc ăn, thường phản ứng với cái mới, thoả mãn và thần tượng với những thành tựu đã đạt được… Cha ông ta cũng đã nhận thấy từ lâu “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Nhưng trong thực tế lịch sử, cái nền sản xuất lúa nước đó đã trói chân họ nghìn đời trong những làng quê. Và như Mác đã khẳng định- Tồn tại gowin99 quyết định ý thức gowin99 , trên thực tế họ đã không thể đi xa được, vì cái lẽ- “nhất sĩ nhì nông…”. Quan trọng hơn thế, họ không muốn đi xa. Thói quen yên phận của nông dân cộng với hệ tư tưởng phong kiến, ít tôn trọng những người rời làng quê ra đi lập nghiệp, tìm nơi ở mới. Dân ngụ phải gánh chịu nhiều thiệt thòi quyền lợi tại các làng xã họ mới đến sinh sống. Nơi quê gốc thì coi họ là kẻ tha phương cầu thực… Người nào ra đi kiếm kế sinh nhai thì phải cắn răng, rứt ruột mới vượt qua được quan niệm, lề thói lạc hậu, khe khắt đó. Cha ông ta cũng đã từng ước vọng đổi đời, đi mở đất về phương Nam. Nhưng rồi cũng không thể thoát khỏi cơ cấu thuần nông. Những làng kiểu cũ, ít biến đổi, được hình thành ở vùng đất mới. Làng quê trong nhiều trăm năm tiến chậm lắm. Chậm thay đổi phương thức làm ăn; nếp sống, thói quen sinh hoạt; phương pháp tư duy; ngôn ngữ…
Cũng ở vùng cát thôi, điều kiện thổ nhưỡng gần như nhau, nhưng làng này vun hàng khoai lang lớn, vô lá, bón phân rất nhiều, làng bên cạnh lại làm rất khác, ít đầu tư; làng này giã gạo bằng chày đạp chân, làng bên cạnh giã bằng chày tay… Điều đáng nói ở đây là sự khác biệt ấy lại diễn ra hàng trăm năm, ở bên ngõ mà chẳng chịu học tập lẫn nhau để cùng tiến đến hiệu quả hơn trong sản xuất.
Cách đây ba bốn mươi năm, người nông dân đi lại bằng xe đạp cũng hiếm hoi. Có nhiều nguyên nhân buộc họ phải gánh chịu sự cực khổ, lạc hậu ấy. Nhưng có nguyên nhân ít người nghĩ đến, đó là sự yên phận, ít ước mơ. Nếu ước mơ thì cũng chỉ nửa vời, thiếu quyết tâm vươn tới mục đích mong muốn. Không muốn làm người tiên phong trong tiêu dùng. Biết có lợi, có khả năng, nhưng mọi người đang đi bộ, mình cũng ráng chịu vậy. Mặt khác làng quê thuần nông, người nông dân ít có nhu cầu đi xa, chỉ cần đi bộ loanh quanh là đủ rồi. Lúc còn nhỏ, tôi thường nghe những người nông dân tự an ủi “làm cho lắm cũng ăn mắm với dưa. Làm vừa vừa cũng ăn dưa với mắm”. Ở thế hệ ông bà ta đơn giản, thuần khiết vậy đó. Đơn giản đến thánh thiện. Không cần cạnh tranh. Nếu có cạnh tranh, họ cũng khó vượt qua biên giới những cái làng vừa nhỏ vừa khu biệt ấy.
Về tư duy, thường tư duy một chiều, thiếu phương pháp tư duy phân tích. Nếu có người lập luận, phân tích thì cộng đồng hay gán cho họ là thành phần hay lý sự. Ở nước ta, quá trình giao lưu diễn ra hẹp hơn, muộn hơn trên qui mô toàn cầu. Vì vậy Nho học thâm nhập tính cứng rắn, khuôn phép cộng với tư duy tịnh của văn hoá bản địa tạo ra sự bảo thủ có triết lý. Khi còn nhỏ tôi cũng đã được học và nghe câu ca dao “Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Yêu quê hương, yêu cái của mình như vậy là quá cực đoan. Nho học và sự chậm chạp của làng quê tạo ra cát cứ làng quê: “Phép vua thua lệ làng”. Thiếu lối tư duy phân tích thường dẫn đến hai khuynh hướng nhận thức, đó là thụ động hoặc bảo thủ đều là cản trở của phát triển.
Đồng hành với quá trình hình thành các làng xã trên đất nước ta đã xuất hiện rất nhiều phương ngữ. Có thể những nhà ngôn ngữ học, dân tộc học… cho đó là sự phong phú, là bản sắc văn hoá vùng; thống nhất trong đa dạng của nền văn hoá dân tộc. Nhưng xét về phát triển thì cần cải biến để tạo dựng một ngôn ngữ, kể cả giọng nói có tính thống nhât, phổ thông, như vậy mới hiệu quả hơn trong giao lưu. Phương ngữ ở đất nước ta, tỉnh ta không chỉ có trên các vùng, miền rộng lớn mà nó còn hình thành, tồn tại lâu đời trong những làng, xã cạnh nhau. Nếu để ý, qua giọng nói và ngôn ngữ ta có thể phân biệt được người ở làng, xã khác nhau trong một vùng đất rất hẹp. Một vấn đề nữa trong ngôn ngữ cũng cần đề cập để thấy cả 2 mặt tích cực và tiêu cực của nó. Qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá, tiếng Việt chịu ảnh hưởng và tiếp thu có chọn lọc ngôn ngữ các dân tộc khác trên thế giới để làm phong phú chính mình. Nhưng thực ra dấu ấn sâu đậm nhất trong ngôn ngữ của ta là ngôn ngữ Trung Hoa. Các ngôn ngữ khác ảnh hưởng rất nhỏ, nếu làm phép bỏ qua thì có thể nói bằng không. Trong khi đó các nước phương Tây, tiếng nói của họ rất gần nhau, nhất là những từ ngữ xuất hiện ở các thời kỳ muộn hơn của gowin99 loài người, nhất là ngôn ngữ thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và gowin99 . Những hiện tượng về ngôn ngữ này tưởng chừng là đơn giản, can chi phải bàn luận, nhưng xét kỹ đó là chứng tích của sự cát cứ làng xã, ít giao lưu và bảo thủ.
Ngay sau khi chúng ta đánh bại hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, cùng với thời cơ to lớn để xây dựng đất nước thì đồng thời phát sinh tư tưởng say sưa với chiến thắng, đã chi phối tiêu cực đến sự phát triển của đất nước, của từng địa phương và mỗi làng quê. Chiến thắng 2 đế quốc đầu sỏ trong thế giới hiện đại là trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta. Có thể nói rằng trong thế kỷ 20, trên hành tinh này chỉ có dân tộc Việt Nam làm được điều đó. Mãi mãi về sau người Việt chúng ta luôn có quyền tự hào về niềm vinh quang đó. Tinh thần, ý chí, sự sáng tạo tài ba của các thế hệ người Việt trong thời kháng chiến cứu nước luôn phải được trân trọng vận dụng để xây dựng đất nước sau này. Nhưng không phải mọi kinh nghiệm quản lý gowin99 , quản lý kinh tế, quản lý văn hoá, tư duy văn hoá… trong thời chiến có thể đem áp dụng vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển nền văn hoá trong thời bình được.
Tư duy thụ động, trông chờ ỷ lại, thiếu nhạy bén, tự thoả mãn, thiếu nhìn xa trông rộng để hợp tác trên qui mô lớn… lại càng bị làm nặng nề hơn trong thời bao cấp. Cơ chế bao cấp ở nước ta không chỉ thực hiện trên lĩnh vực kinh tế mà còn nặng nề cả trên lĩnh vực văn hoá; bao cấp cả tư duy của con người, có trường hợp làm hạn chế, thui chột sự sáng tạo tự nhiên, phong phú của cộng đồng gowin99 . Quyền năng sáng tạo của cá nhân trong giai đoạn cả chục năm dưới thời bao cấp rất khó được phát huy, trái lại đôi khi trở thành điều bất lợi cho bản thân.
Cách đây gần trăm năm, việc học chữ quốc ngữ, cắt tóc ngắn, mặc quần áo như ngày nay đã bắt đầu hết sức khó khăn, phải qua cuộc vận động lâu dài của các bậc trí thức có tư tưởng duy tân. Cuộc vận động bắt đầu từ 1904 nhưng mãi đến sau cách mạng tháng Tám- 1945 dân ta mới chấp nhận một cách phổ biến, nhất là học chữ quốc ngữ. Trong thời Tự Đức, ông Nguyễn Trường Tộ, ông Phạm Phú Thứ từ những điều mắt thấy, tai nghe có tư tưởng, chính kiến rồi kiến nghị canh tân đất nước, nhưng không chỉ bị vua không nghe mà đa số trí thức nho học cũng không ủng hộ, dân mình lúc đó có đi đến đâu mà biết đúng sai để tỏ thái độ.
Trong thời bao cấp, nhiều năm trời ta đã thực hiện “mua rẻ bán như cho”; hầu hết nông dân đều phải ở trong hơp tác xã kiểu cũ để cùng nhau làm, cùng nhau chia cái nghèo trong số điểm bình quân; bỏ thị trường, coi thị trường gần như kẻ thù tư tuởng… Cái chính sách ấy đã trở thành hệ thống có lý luận cộng với thói quen chấp hành vô điều kiện của thời chiến của đa số thì không dễ gì có ý kiến phản biện hoặc có một cách làm khác. Người có tư tưởng vượt trội, một cách làm khác, ngay lập tức sẽ bị số đông phủ quyết, nếu lý lịch của người đó có một chút vấn đề liên quan địch-ta thì lại càng khó khăn hơn. Tôi còn nhớ rất rõ, trong đại hội Đảng bộ của một huyện năm 1982, tôi là một trong những đại biểu của đại hội. Khi biểu quyết về chỉ tiêu xây dựng hợp tác xã thì chỉ có 3/260 không đồng ý cuối nhiệm kỳ (3 năm) toàn huyện sẽ không còn hợp tác xã nông nghiệp yếu kém. Làm ăn theo lối bao cấp như vậy thì làm sao mà phát triển nổi. Số đông trong chúng tôi có biết không? Có thể là nhiều, nhưng khi biểu quyết thì vậy đó. Trong cuộc chiến tranh mới vừa chấm dứt, hầu hết những người đại biểu dự đây đều xông pha nơi lửa đạn, đâu tiếc thân mình vì nghĩa lớn, nhưng trong xây dựng, hoà bình đều phải sợ những cánh tay biểu quyết theo lối tư duy tập tính nên rất ít người dám tỏ rõ chính kiến. Mặt khác trong giai đoạn ấy gowin99 rất thiếu thông tin, chỉ có thông tin một chiều là chủ yếu nên nhận thức về phát triển kinh tế văn hoá còn bó hẹp và ấu trĩ lắm.
Tàn dư của những vấn đề nêu trên vẫn còn ẩn sâu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, kể cả một bộ phận trí thức sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Thế thì những tàn dư ấy còn tồn tại như thế nào trong đời sống của chúng ta hiện thời, tôi xin nêu một số hiện tượng cụ thể làm ví dụ, để cùng nhau suy ngẫm:
Chúng ta đều biết rằng học ngoại ngữ, giao tiếp bằng ngoại ngữ là hết sức cần thiết cho sự phát triển trong thời hội nhập, mở cửa này. Thế nhưng vấn đề học ngoại ngữ, nói ngoại ngữ, giao tiếp bằng ngoại ngữ vẫn còn là chuyện xa lạ trong hầu hết các cộng đồng dân cư. Trừ một số nơi là điểm đến của khách du lịch nước ngoài, do nhu cầu giao tiếp để làm ăn nên có một bộ phận dân cư quen dần với việc tiếp xúc bình thường với người nước ngoài thông qua ngoại ngữ. Nhược điểm này một lẽ do chương trình giáo dục hiện thời, do phương pháp giáo dục chưa kịp đổi mới, do học nhưng hiếm khi được giao tiếp với người nước ngoài. Nhưng còn một lẽ quan trọng hơn, đó là môi trường cộng đồng cản trở việc thực hành ngoại ngữ. Có một ai đó học ngoại ngữ, về cộng đồng nói với nhau vài tiếng được học, lập tức bị dè bĩu, “ta đây” mới học vài chữ mà đã… Môi trường bất lợi đó cộng với mặc cảm tiểu nông, coi người nước ngoài rất xa lạ nên càng khó tiếp cận, giao tiếp mà hậu quả của nó là có rất ít người giao tiếp được bằng ngoại ngữ.
Sau trên mười năm trở thành tỉnh lỵ, Tam kỳ đã đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, có thể nói đã tiến một bước xa về xây dựng cơ sở hạ tầng so với thị xã cũ ngày ấy, nếp sống văn minh đô thị cũng từng bước hình thành. Nhưng vẫn còn chậm lắm về tư duy và nếp sống. Trung tâm văn hoá của tỉnh được xây dựng trong lòng nội thành với vốn đầu tư trên dưới 20 tỷ đồng. Đã 10 năm rồi, nhưng hầu hết người dân bình thường của thành phố rất ít khi đến để thưởng thức văn nghệ. Họ ít vào đó, thậm chí không vào đó có nhiều nguyên nhân như địa điểm chưa thích hợp, tổ chức và quản lý chưa tốt, chưa có hình thức và nội dung nghệ thuật phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hoá của quần chúng, các phương tiện hoạt động văn hoá, giải trí khác đang lấn át hình thức phục vụ văn hoá này. Nhưng có một nguyên nhân về phía người dân mà chúng ta cần phải suy ngẫm. Đó là nhu cầu hưởng thụ văn hoá ở những nơi sang trọng, hiện đại chưa được hình thành trong đa số dân cư tại cái thành phố mới thoát thân khỏi làng quê này. Họ tự ti, mặc cảm và không dám đến những nơi như vậy, thậm chí đến những nơi đó là một sự phiền toái đối với họ. Có thể những buổi biểu diễn có nội dung và hình thức nghệ thuật kém hơn, ít phù hợp với nhu cầu của họ hơn, nhưng được biểu diễn ở sân bãi giản dị, ở đình làng, ở nhà văn hoá làng, khối phố họ lại đi xem và còn ủng hộ nhiều hơn tiền vé vào cái trung tâm sang trọng đó. Tôi cũng để ý quan sát thì thấy rằng ở cái thành phố thường thường bậc trung này có rất ít cặp vợ chồng ở tuổi trung niên, thậm chí là vợ chồng trẻ, cùng nhau đi xem phim ở rạp, đi xem biểu diễn văn nghệ ở Trung tâm, mặc dầu họ là trí thức, có điều kiện kinh tế, có thì giờ và có trình độ thưởng thức nghệ thuật...
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, những thành quả to lớn về kinh tế, an ninh quốc phòng, ngoại giao do công cuộc đổi mới của Đảng khởi xướng và lãnh đạo thực hiện là hết sức to lớn. Nhưng cũng cần thấy rằng trong bộ máy công quyền, trong đội ngũ công chức, viên chức của Đảng, Nhà nước, tư tưởng yên phận, bình quân, tư duy tập tính, a dua, thiếu năng động, ngại đổi mới, làm đến đâu hay đến đấy, cục bộ điạ phương, cát cứ trên từng lĩnh vực, từng địa phương, tự thoả mãn với những thành quả đạt được…vẫn còn nặng nề lắm. Đây là lực lượng có trình độ văn hoá bình quân cao nhất, là lực lượng đầu tàu của gowin99 để tiến đến văn minh. Lực lượng phải đổi mới trước mới có thể mở đường cho phát triển.
Đành rằng muốn thay đổi nhận thức gowin99 , khắc phục những khuyết nhược điểm mang tính gowin99 thì phải có thời gian, phải tiến hành từng bước thích hợp, không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn mà ta đã từng vấp phải. Nhưng cũng không được hữu khuynh, đổ thừa cho hoàn cảnh hoặc có tư tuởng tự an ủi mình, tự so sánh với chính mình rồi tự kết luận- như vậy là nhanh rồi, như vậy là giỏi rồi, ắt khó tránh khỏi sự tụt hậu.
Phạm Thông
Link nội dung: //revcat.net/tan-man-ve-nhung-van-de-van-hoa-va-phat-trien-a13019.html