Theo ông Nguyễn Ngọc Huyên, cán bộ thuộc Trung tâm Văn hoá, Thể thao Du lịch và Truyền thông huyện Ngọc Hồi, làng Đắk Răng còn lưu giữ rất nhiều lễ hội, nhiều ngành nghề thủ công mang đậm bản sắc của người Giẻ Triêng. Khi du lịch Kon Tum phục hồi sau dịch COVID-19, từ tháng 4 trở lại đây, làng bắt đầu đón các đoàn khách đến tham quan, tìm hiểu về giá trị văn hoá của đồng bào.
Làng Đắk Răng có khoảng 200 hộ gia đình, hầu hết là đồng bào dân tộc Giẻ Triêng. Làng có những đoàn nghệ nhân nổi tiếng tham gia các lễ hội truyền thống trong và ngoài tỉnh, tại đây có thể thấy được quá trình chế tác các nhạc cụ truyền thống như: đàn Đinh tút, Ting Ning, sáo, ta-len, ta-lét, bìn, oòng-enh, pin-pui, Pờ-Rưn, Tơ-rưng…
Người Giẻ Triêng sống trong nhà sàn được xây dựng trên nền đất hình chữ nhật, mỗi nhà thường có chiều dài khoảng 15 m. Nhà sàn của người Giẻ Triêng được lợp bằng tranh và có cấu tạo nhiều nét giống với ngôi nhà của người Kinh với hệ thống cột, đòn tay, đòn giông… Tuy nhiên, du khách sẽ tìm thấy nét độc đáo trong những ngôi nhà sàn của người Giẻ Triêng, đó chính là mái nhà hình mai rùa, dốc hai đầu và được trang trí bằng hai sừng trâu và mọi ngôi nhà đều theo hướng đông – tây.
Nhiều nét gowin99 bản địa lâu đời vẫn được gìn giữ qua nhiều năm tháng. Đó là trang phục của nam với khăn chàm đội đầu, lỗ tai xâu đeo khuyên bằng gỗ quý hoặc ngà voi, và xăm mình với nhiều nét hoa văn đơn giản, nhưng tinh tế. Hay những chiếc khổ với nhiều hoa văn truyền thống đặc sắc.
Còn phụ nữ lại để tóc dài, trang phục thường là váy có nhiều sọc hoa văn màu đỏ in đậm trên nền chàm. Đây chính là điều đặc biệt chỉ có ở những người phụ nữ Giẻ-Triêng, những chiếc váy vừa là áo tôn được nét đẹp khỏe khoắn, hiện đại mà cũng không kém phần truyền thống. Ngoài ra phụ nữ nơi đây còn đeo khá nhiều đồ trang sức đẹp mắt.
Nghệ nhân Ưu tú A Brol Vẽ (làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) là một trong số ít nghệ nhân trong huyện có thể chơi được các nhạc cụ truyền thống của người Giẻ Triêng. Nghệ nhân A Brol Vẽ chia sẻ: "Cách đây vài năm, tôi được mời ra Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô (Hà Nội) giới thiệu về các nét văn hoá truyền thống của người Giẻ Triêng và mong muốn có nhiều khách du lịch từ Hà Nội đến với làng chúng tôi, để hiểu hơn về người Giẻ Triêng".
Ông Lê Hoàng Ngọc Vũ, Phó trưởng Phòng quản lý du lịch (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kon Tum) cho biết: Từ thị trấn Plei Kần, dọc theo Quốc lộ 14 về hướng Bắc khoảng 15 km tới làng Đắk Răng. Đường vào làng đã được đổ bê tông nên thuận lợi cho du khách tham quan.
Trước năm 2020, làng Đắk Răng đã được biết đến là điểm tham quan hấp dẫn với những nét gowin99 độc đáo của dân tộc Giẻ Triêng còn lưu giữ đến ngày nay. Rất nhiều đoàn khách du lịch đến đây. Với khách Việt, đây là điểm nằm trong cung đường đi tham quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y – ngã ba biên giới Đông Dương. Với khách quốc tế, đây là điểm đến nằm trong tuyến trải nghiệm Tây Nguyên dọc theo Quốc lộ 14. Mới đây, tỉnh Kon Tum cùng với Hiệp hội du lịch Việt Nam khảo sát tuyến điểm, trong đó có làng Đắk Răng để các doanh nghiệp du lịch xây dựng sản phẩm giới thiệu tới du khách.
Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức:
Xuân Cường
Link nội dung: //revcat.net/lang-du-lich-cong-dong-dak-rang-luu-giu-dam-net-truyen-thong-dong-bao-gie-trieng-a12652.html