link tải gowin99 mới nhất

Điệp viên Anh hùng Phạm Xuân Ẩn (Kỳ 18)

Phạm Xuân Ẩn kể với tôi rằng ông nhận được một bài đã viết sẵn về một nhóm Việt Cộng do mâu thuẫn nội bộ, nên có âm mưu lật đổ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Một số nhà báo ở Sài Gòn liền ăn phải bả đó, vội vàng lên đường đi đến một khu vực thuộc tỉnh Long Khánh gặp một đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng để được nghe thông báo về một âm mưa đảo chính ở tỉnh Sông Bé. Sau đó, nhà báo Pháp Jean Claude Pomonti đã viết một bài dài đăng trên trang nhất tờ Le Monde với tựa đề “Một cuộc đảo chính trong rừng”. Bài báo của này đã được rất nhiều hãng thông tấn trích dẫn lại. Nhưng đây chỉ là một kế hoạch của CIA cung cấp thông tin sai lạc để làm mất uy tín của các nhà báo. Phạm Xuân Ẩn nói với tôi rằng sau đó, nhà báo Pháp Jean Claude Pomonti biết mình đã sai nên “rất ngượng và uy tín nghề nghiệp của ông ta bị giảm sút".

chu-an-1652266785.jpg
Ảnh do tác giả cung cấp

Trong vụ này, trưởng phân xã Tạp chí Time là Stanley Cloud đã từng định cử một vài phóng viên đi Long Khánh đưa tin, nhưng Phạm Xuân Ẩn đã ngăn cản Stanley Cloud vì biết rõ đó là tin giả. Phạm Xuân Ẩn hỏi Stanley Cloud rằng nếu giả sử có vụ đảo chính thật trong rừng, tại sao không ai biết? Khi bài viết của Jean Claude Pomonti được đăng tải, Stanley Cloud gọi Phạm Xuân Ẩn vào văn phòng của ông ta rồi gầm lên:

- Tại sao, tại sao, tại sao chúng ta không có bài viết như vậy để đăng trên Tạp chí Time? Tại sao anh không đưa tin sự kiện này?.

Lúc đó, Phạm Xuân Ẩn chỉ còn biết nói với Stanley Cloud rằng:

- Các nguồn tin của tôi cho tôi biết rằng đó chỉ là tin giả và sự thật không hề có một cuộc đảo chính nào xảy ra trong rừng. Hãy tin tôi đi, tôi đảm bảo nguồn tin của mình là đúng.

Khi tôi mang chuyện này đến hỏi Stanley Cloud và McCulloch, cả hai đều nói rằng đã từng có một vài lần Phạm Xuân Ẩn giục Stanley Cloud và McCulloch tránh viết những thông tin giả dưới dạng được cung cấp sai lạc một cách bài bản hoặc chỉ đơn giản là dựa trên một thông tin tồi.

Phạm Xuân Ẩn cảm thấy rất buồn khi ông đã không thể ngăn cản được bạn mình là nhà báo Pháp Jean Claude Pomonti đi vào trong rừng. Vài tháng sau, Phạm Xuân Ẩn đã giúp cho Pomonti được tiếp xúc với một phát ngôn viên thứ thiệt của Mặt trận Dân tộc Giải phóng bằng cách bày cho Pomonti cách tìm được một vùng giải phóng. Theo Pomonti, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, nhiều phóng viên muốn được đến thăm "vùng giải phóng" của Việt Cộng để viết bài về "phía bên kia". Vào một buổi chiều, Phạm Xuân Ẩn đến thăm Pomonti tại phòng riêng ở khách sạn Continental. Hai người tán gẫu một hồi, trước khi ra về, Phạm Xuân Ẩn nói một cách bỗ bã rằng nếu Pomonti muốn khám phá một vùng Việt Cộng thì hãy theo đường bộ đến thành phố Mỹ Tho (cách Sài Gòn khoảng sáu mươi kilômét về phía nam). Nhưng trước khi đến Mỹ Tho, phải đi qua phà Mỹ Thuận. Trước khi đi đến bến phà, có một làng gọi là làng Mỹ Quí. Phạm Xuân Ẩn nói:

- Người ta bảo rằng từ đây có lối sang "vùng Cộng sản".

Ngày hôm sau, Pomonti cho biết nhóm nhà báo của ông đã tới được "vùng giải phóng Việt Cộng". Pomonti được chào đón bằng một băng rôn với dòng chữ "Chào mừng các nhà báo quốc tế". Pomonti đã lưu lại tại "vùng giải phóng" trong hai ngày và còn được xem biểu diễn sân khấu nghệ thuật. Phạm Xuân Ẩn giải thích:

- Tôi phải giúp đỡ Pomonti lần thứ hai là để đền bù cho lần thứ nhất tôi đã không nói gì để ngăn cản ông. Tôi đã cứu Tạp chí Time khỏi sự rắc rối, nhưng nếu tôi cũng làm như vậy với Pomonti và để rồi chẳng có ai đi Long Khánh viết bài về sự kiện giả mạo, thì vỏ bọc của tôi đi tong.

Phạm Xuân Ẩn nói với người viết hồi ký Việt Nam của ông là Nguyễn Thị Ngọc Hải:

- Thông thường, người ta chỉ có một nghề, nhưng riêng tôi có hai. Đó là nghề theo cách mạng và nghề làm nhà báo. Hai nghề này cực kỳ đối nghịch nhau, nhưng cũng cực kỳ tương tự nhau. Nhà tình báo cũng liên quan đến thu thập thông tin, phân tích tin, rồi giữ nó trong bí mật, bảo vệ tin tức ấy không khác gì mèo mẹ bảo vệ mèo con. Mặc khác, nhà báo cũng thu tập tin tức, phân tích nó rồi đưa lên phương tiện thông tin đại chúng cho toàn thế giới biết.

Tất cả những kỹ năng và tài năng này tự nó đã thể hiện trong cuộc đời gần như là tâm thần phân liệt của Phạm Xuân Ẩn trong suốt thời kỳ Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Ông Tư Cang nói và sau này, Phạm Xuân Ẩn cũng kể lại với tôi đúng như thế này:

"Chúng tôi xuống một chiếc xuồng máy, hết chạy ngược lại chạy xuôi dọc sông Sài Gòn để điều tra những vị trí trạm xăng và trạm gác an ninh. Làm như vậy khá là nguy hiểm, nguy hiểm đến mức không thực sự cần thiết".

Hai người còn lái xe vòng quanh Sài Gòn trên chiếc xe Renault màu xanh lá cây của Phạm Xuân Ẩn để xác định những mục tiêu dễ tấn công nhất. Phải có Phạm Xuân Ẩn chỉ đường mới tránh được hệ thống an ninh theo dõi. Trong thời gian hai người đi với nhau như vậy, Tư Cang đã báo tin cho Phạm Xuân Ẩn biết rằng ông đã được nhận một Huân chương về trận Ấp Bắc. Phạm Xuân Ẩn trả lời:

- Tôi không bao giờ dám đeo tấm Huân chương đó cho đến khi nào cuộc chơi kết thúc. Tôi sẽ chỉ vui lòng đeo tấm Huân chương ấy vào ngày miền Nam được giải phóng.

Cuối cùng, tướng Trần Văn Trà quyết định chọn năm mục tiêu chính gồm Dinh Tổng thống, phi trường Tân Sơn Nhất, Tổng nha Cảnh sát quốc gia, Bộ Chỉ huy các lực lượng đặc biệt Sài Gòn, và Trụ sở cơ quan Bộ Tổng tham mưu ở Sài Gòn. Nhóm mục tiêu thứ hai bao gồm Đài phát thanh Sài Gòn, Bưu điện thành phố, Đại sứ quán Mỹ, Bộ Tư lệnh Hải quân Sài Gòn, cùng các bến cảng, nhà kho, bất điện, các cơ sở hậu cần và các cơ quan chính phủ khác. Hầu hết những mục tiêu này đã được ông Tư Cang duyệt. Ông Tư Cang là người đã tham gia trong trận tấn công vào Dinh Tổng thống.

Phạm Xuân Ẩn biết mình sẽ phải chờ đợi để đưa tin về cuộc Tổng tấn công "bất ngờ" cho Tạp chí Time và giúp cho các phóng viên hiểu được điều gì đang diễn ra. Phạm Xuân Ẩn nhớ lại:

"Đó là thời điểm rất khó cho tôi. Tôi đã biết quá nhiều và còn lo cho sự an toàn của gia đình tôi, rồi liệu cuộc nổi dậy đồng loạt có thắng lợi hay không? Thậm chí tôi đã phải dàn xếp để cho gia đình tôi đến ở tại nhà của Marcus Huss (*) nếu cần".

Chú thích  : Marcus Huss (*) là sĩ quan liên lạc chính người Mỹ với Chính phủ Việt Nam Cộng hoà về bình định.

"Tôi cũng biết rằng tôi cần có mặt để giúp cho các đồng nghiệp hiểu sự thật điều gì đang diễn ra, nhưng tôi cũng còn phải viết báo cáo về cuộc Tổng tấn công để gửi vào trong rừng".

Sáng sớm ngày 31/1/1968, khoảng 80.000 lính chính qui quân đội Bắc Việt Nam và các du kích đã đồng loạt tấn công vào hơn 100 thành phố và đô thị trên toàn miền Nam. Tết đã diễn ra các cuộc tấn công của đối phương vào 35 trong tổng số 44 tỉnh lị và 36 huyện lị cùng nhiều làng mạc, thôn, ấp. Bốn tuần trước khi diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, các lực lượng đối phương đã mặc thường phục thâm nhập Sài Gòn chuẩn bị cho một chiến dịch được lên kế hoạch kỹ lưỡng. Mục đích là để chứng tỏ rằng không chỉ ở nông thôn không thể bình định được, mà giờ đây ở các đô thị miền Nam, kể cả Sài Gòn, cũng không còn là nơi an toàn. Nhà báo William Tuohy, từng được nhận giải thưởng báo chí Pulitzer năm 1968 vì đưa tin từ Việt Nam, đã cung cấp thông tin nóng hổi về trận đánh:

"Một chiếc xe tải chất đầy cảnh sát Mỹ bị bắn gục chết ngay bên ngoài phi trường Tân Sơn Nhất. Khắp thành phố chỗ nào cũng thấy đổ nát. Một nhóm Việt Cộng đang khống chế lực lượng cảnh sát quốc gia tại một toà nhà chỉ cách Dinh Độc lập một tầm ném lựu đạn".

Bên trong Sài Gòn, một số đơn vị của bên tấn công đã chiếm được Đài phát thanh trong nhiều giờ, đồng thời tấn công Đại sứ quán Mỹ, một phần của Dinh Độc lập, các cổng 4 và 5 của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng hoà.

Trên trang nhất báo New York Times đăng tấm ảnh chụp toà nhà Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đang bị tấn công. Các du kích đã mở được đường tiến vào bên trong toà Đại sứ quán Mỹ và chiếm giữ một phần trong khuôn viên toà Đại sứ quán trong suốt gần sáu giờ liền. Tất cả mười chín du kích đều bị thiệt mạng cùng với bốn lính cảnh sát quân sự, một lính thuỷ đánh bộ, một nhân viên người Nam Việt Nam làm việc trong Đại sứ quán. Trận tấn công vào Dinh Độc lập vốn được xây dựng vững chắc như một pháo đài do ông Tư Cang chỉ huy. Cựu phóng viên ngoại giao của tờ Washington Post là Don Oberdorfer viết:

"Quân Việt Cộng rút vào cố thủ trong toà nhà căn hộ đang xây dựng chưa hoàn thiện nằm đối diện bên kia phố, chiếm giữ ở đó trong hơn mười lăm giờ, chiến đấu cho đến khi gần như tất cả đơn vị nhỏ đó bị tiêu diệt".

Ông Tư Cang là tay thiện xạ nổi tiếng. Phạm Xuân Ẩn kể:

"Ông ấy có thể bắn súng K-54 bằng cả hai tay, mỗi giây một phát và không bao giờ trượt mục tiêu. Ông Tư Cang luôn bỏ vào trong túi áo một viên đạn để dành riêng cho mình nếu cần. Khi cuộc tấn công vào Dinh Độc lập bị đẩy lùi, Tư Cang nhận thấy mình đang ở trong một toà nhà đối diện với Dinh Độc lập. Ông kể:

- Từ chỗ tôi đang ẩn náu, tôi nhìn thấy rõ bên toà nhà đối diện với toà nhà tôi đang ở anh em bộ đội đặc công của chúng tôi đang chống cự. Một nhóm sĩ quan Mỹ và nguỵ đang gào thét chỉ đạo binh lính của họ tấn công vào toà nhà đó. Tôi tự nhủ, nếu làm điều gì để gây gián đoạn cuộc triển khai quân của đối phương, chắc các anh em đặc công của chúng tôi có thể chạy thoát được. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng việc nổ súng đối với một sĩ quan tình báo là điều phải cân nhắc cực kỳ thận trọng. Bởi vì, nếu một tình báo viên bị lộ, rất có thể toàn bộ mạng lưới tình báo mà chúng tôi phải mất nhiều năm để xây dựng bỗng trở nên vô hiệu. Sau khi phân tích tình hình một cách thận trọng, tôi rút súng nhằm vào hai sĩ quan Mỹ bắn nhanh hai phát và sau đó rút vào nơi trú ẩn.

Ông Tư Cang sau này được thưởng vì đã bắn chết hai sĩ quan Mỹ.

Ngày 1/2/1968 Walter Cronkite của Đài truyền hình Mỹ CBS đã dành thời lượng một phút để nói về trận chiến tại Dinh Tổng thống. Những khẩu súng ngắn mà ông Tư Cang dùng trong dịp Tết ngày nay đang được trưng bày bên cạnh chiếc xe Renault tại Bảo tàng Quân đội ở Hà Nội để ghi nhận công lao của hai người này trong thời kỳ Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Khi các lực lượng Cộng sản nhận được mệnh lệnh chung "Tiến lên giành thắng lợi cuối cùng", Việt Cộng đã bị thương vong nhiều trong Tết Mậu Thân. Về điều này ông Trần Văn Trà phải chịu một phần trách nhiệm. Tướng Trần Văn Trà viết:

"Điểm yếu và thiếu sót của chúng ta là ở chỗ chúng ta không có khả năng tiêu diệt được nhiều lực lượng và các nhà lãnh đạo tối cao của đối phương. Các cuộc hành quân đã chưa đủ hiệu quả để làm đòn bẩy cho sự nổi dậy của quần chúng nhân dân… Tuy nhiên, các cuộc tấn công của chúng ta đã tác động đến hệ thống thần kinh trung ương của địch, làm mất ổn định các cơ sở kinh tế, chính trị và quân sự của địch trên toàn miền Nam Việt Nam".

Don Oberdorfer cho rằng, trong trận Tổng tấn công này, phía Việt Cộng mất một nửa lực lượng tham chiến và có lẽ tương đương với một phần tư toàn lực lượng chính qui của họ. Chắc phải mất nhiều năm họ mới có thể phục hồi được như trước. Don Oberdorfer nói:

"Việt Cộng đã mất một thế hệ quân kháng chiến, và sau Tết, miền Bắc Việt Nam đã phải đưa vào Nam số lượng quân tăng lên rất nhiều để bù đắp vào chỗ thiếu hụt. Cuộc chiến tranh ngày càng phát triển thành một cuộc chiến tranh thông thường và ít dần đi những cuộc nổi dậy".

Tuy nhiên, cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân đã trở thành một trận đánh mang tính chất quyết định của cuộc chiến tranh, bởi vì nó đã tác động mạnh lên nền chính trị và thái độ của công chúng Mỹ đối với cuộc chiến tranh đó. Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân còn mở đầu một chuỗi sự kiện đáng kể, bao gồm các cuộc thảo luận như có nên dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Khe Sanh hay không? Vì tại Khe Sanh, các trận đánh vu hồi ác liệt vẫn thường diễn ra. Vào thời điểm đó, tướng Westmoreland đề nghị bổ sung 206.000 quân. Để đáp ứng được nhu cầu của ông ta, Mỹ phải cam kết đưa vào Việt Nam số quân lên tới 750.000 người, thế mà Sài Gòn vẫn chưa an toàn tránh khỏi các cuộc tấn công. Qui mô của cuộc chiến tranh và khả năng duy trì cuộc chiến tranh đó được kiểm soát không phải là do sự vượt trội về kỹ thuật của Mỹ, mà là do đối phương. Trong ý chí tiếp tục cuộc chiến tranh của đối phương không hề có một điểm dao động hay suy sụp mơ hồ nào.

Ngay từ tối ngày 27/2, Walter Cronkite của Truyền hình CBS đã nói với khán giả Mỹ rằng, cuộc chiến tranh đang đi tới một sự kết thúc trong bế tắc.

"Chúng ta đã từng quá nhiều lần bị thất vọng bởi sự lạc quan của các nhà lãnh đạo Mỹ cả ở Nam Việt Nam lẫn Washington, nên không còn tin rằng có thể tìm thấy cái may trong cái rủi tồi tệ nhất nữa. Giờ đây, tình hình càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết rằng cuộc thí nghiệm đẫm máu ở Nam Việt Nam sắp kết thúc trong bế tắc. Nói rằng chúng ta đã sa vào vũng bùn bế tắc, có lẽ đó mới là một kết luận thực tế, tuy chưa làm chúng ta hài lòng".

Về hậu quả của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, Phạm Xuân Ẩn có rất nhiều việc phải làm với tư cách một nhà báo. Ông đã đưa Bob Shaplen đi khắp Sài Gòn, cung cấp các chi tiết về việc bằng cách nào Việt Cộng đã có thể thâm nhập thành phố với số lượng lớn mà không bị phát hiện. Trong bài viết của Shaplen đăng trên tờ New Yorker ngày 2/8/1968, về thực chất là sự chắt lọc cái nhìn bên trong của Phạm Xuân Ẩn. Nếu ai có thể giúp làm sáng tỏ những câu hỏi của Shaplen về sự thâm nhập của Việt Cộng, thì người đó chỉ có thể chính là nhân vật đã giúp phối hợp vạch kế hoạch tấn công mà thôi.

Shaplen viết về một đội gồm mười hai lính đặc công tấn công các chỉ huy sở hải quân dọc sông Sài Gòn. Đó chính là những cơ sở mục tiêu mà ông Tư Cang và Phạm Xuân Ẩn đã kiểm tra chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc Tổng tấn công. Mô tả cuộc Tổng tấn công "là táo bạo nhất từ trước đến nay", Shaplen viết rằng cuộc tấn công đã được thiết kế nhằm chiếm các toà nhà tổng hành dinh, triển khai ba khẩu súng máy trên nóc nhà nhằm vô hiệu hoá những tàu thuyền hải quân, sau đó "cướp ngay những tàu thuyền này để dùng làm phương tiện vận chuyển hai tiểu đoàn Việt Cộng từ một vùng đất xa vào thành phố. Nếu kế hoạch này thành công, nó sẽ tác động khá mạnh lên toàn bộ tình hình ở Sài Gòn. Khi cuộc tấn công mới bắt đầu, các đặc công Cộng sản đã giết chết ba lính gác hải quân và phá thủng một lỗ bên toà nhà tổng hành dinh. Nhưng cuối cùng, tất cả mười hai lính đặc công đều bị giết hoặc bị bắt".

Ông Tư Cang nhớ lại:

"Vâng, đó là một phần trong nhiệm vụ chúng tôi được giao. Chúng tôi đã kiểm tra từ trên sông, đã báo cáo về những loại tàu thuyền khác nhau và báo cáo đánh giá của chúng tôi về khả năng phòng vệ của các tàu thuyền đó".

Phần lớn công việc trong khi vạch kế hoạch cho các trận tấn công vào Dinh Độc lập và các cơ sở của hải quân là việc của Tiểu đoàn C.10. Khi tôi hỏi Phạm Xuân Ẩn về việc, bằng cách nào mà ông và ông Tư Cang lại có thể đi lại trên sông mà không hề gây ra sự nghi ngờ nào, Phạm Xuân Ẩn đáp:

- Mọi người đều biết tôi, và chúng tôi đi giữa ban ngày, nếu có ai thấy chúng tôi, chắc họ sẽ nghĩ tôi đang đi viết bài. Nhưng vào thời điểm đó, có rất nhiều tình báo viên gửi báo cáo về không chi riêng tôi. Đó là điều rất nguy hiểm đối với chúng tôi lúc đó.

Phạm Xuân Ẩn và Tư Cang đều rất nhấn mạnh đến các phân tích của Phạm Xuân Ẩn về tình hình sau Tết Mậu Thân. Ông Tư Cang nói :

- Sau giai đoạn đầu của của cuộc Tổng tấn công, từ Sài Gòn tôi đã gửi một báo cáo lên các cán bộ lãnh đạo cấp cao, nói rằng tình hình tương đối không thuận lợi. Nhưng sau khi được Hai Trung dẫn đi một vòng, tôi thay đổi ý kiến ngay.

Trên thực tế, Phạm Xuân Ẩn đã được dự tất cả những cuộc thông báo tin tức quân sự về tình hình an ninh ở Sài Gòn, diễn biến trận đánh, và phản ứng của Mỹ đối với các cuộc tấn công.

"Tôi là người duy nhất viết báo cáo rằng chúng ta đã giành được thắng lợi về tâm lý, rằng chúng ta mất mát về người, nhưng chúng ta thắng. Tôi cần phải giải thích tại sao lại như vậy. Báo cáo của tôi có bi quan ở một đoạn tôi nói về việc quân ta không tràn được sang phía bên kia và rằng chúng ta đã mất rất nhiều quân. Tôi cũng báo cáo rằng các chỉ huy Lữ đoàn của ta đã thể hiện tốt vai trò của họ. Xét về mặt chiến thuật, chúng ta không thắng, nhưng về mặt chính trị, chúng ta thắng. Khi ông Tư Cang nghe được tất cả những điều này, ông ấy đã thay đổi ý kiến và sau đó cũng đưa tất cả những nội dung này vào các báo cáo".

Nguồn: “ Điệp viên hoàn hảo” của Giáo sư Larry Berman

( còn nữa)ĐIỆP VIÊN ANH HÙNG PHẠM XUÂN ẨN

Chương 5

Từ tạp chí Time đến tết Mậu Thân ( tiếp theo)

Phạm Xuân Ẩn kể với tôi rằng ông nhận được một bài đã viết sẵn về một nhóm Việt Cộng do mâu thuẫn nội bộ, nên có âm mưu lật đổ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Một số nhà báo ở Sài Gòn liền ăn phải bả đó, vội vàng lên đường đi đến một khu vực thuộc tỉnh Long Khánh gặp một đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng để được nghe thông báo về một âm mưa đảo chính ở tỉnh Sông Bé. Sau đó, nhà báo Pháp Jean Claude Pomonti đã viết một bài dài đăng trên trang nhất tờ Le Monde với tựa đề “Một cuộc đảo chính trong rừng”. Bài báo của này đã được rất nhiều hãng thông tấn trích dẫn lại. Nhưng đây chỉ là một kế hoạch của CIA cung cấp thông tin sai lạc để làm mất uy tín của các nhà báo. Phạm Xuân Ẩn nói với tôi rằng sau đó, nhà báo Pháp Jean Claude Pomonti biết mình đã sai nên “rất ngượng và uy tín nghề nghiệp của ông ta bị giảm sút".

Trong vụ này, trưởng phân xã Tạp chí Time là Stanley Cloud đã từng định cử một vài phóng viên đi Long Khánh đưa tin, nhưng Phạm Xuân Ẩn đã ngăn cản Stanley Cloud vì biết rõ đó là tin giả. Phạm Xuân Ẩn hỏi Stanley Cloud rằng nếu giả sử có vụ đảo chính thật trong rừng, tại sao không ai biết? Khi bài viết của Jean Claude Pomonti được đăng tải, Stanley Cloud gọi Phạm Xuân Ẩn vào văn phòng của ông ta rồi gầm lên:

- Tại sao, tại sao, tại sao chúng ta không có bài viết như vậy để đăng trên Tạp chí Time? Tại sao anh không đưa tin sự kiện này?.

Lúc đó, Phạm Xuân Ẩn chỉ còn biết nói với Stanley Cloud rằng:

- Các nguồn tin của tôi cho tôi biết rằng đó chỉ là tin giả và sự thật không hề có một cuộc đảo chính nào xảy ra trong rừng. Hãy tin tôi đi, tôi đảm bảo nguồn tin của mình là đúng.

Khi tôi mang chuyện này đến hỏi Stanley Cloud và McCulloch, cả hai đều nói rằng đã từng có một vài lần Phạm Xuân Ẩn giục Stanley Cloud và McCulloch tránh viết những thông tin giả dưới dạng được cung cấp sai lạc một cách bài bản hoặc chỉ đơn giản là dựa trên một thông tin tồi.

Phạm Xuân Ẩn cảm thấy rất buồn khi ông đã không thể ngăn cản được bạn mình là nhà báo Pháp Jean Claude Pomonti đi vào trong rừng. Vài tháng sau, Phạm Xuân Ẩn đã giúp cho Pomonti được tiếp xúc với một phát ngôn viên thứ thiệt của Mặt trận Dân tộc Giải phóng bằng cách bày cho Pomonti cách tìm được một vùng giải phóng. Theo Pomonti, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, nhiều phóng viên muốn được đến thăm "vùng giải phóng" của Việt Cộng để viết bài về "phía bên kia". Vào một buổi chiều, Phạm Xuân Ẩn đến thăm Pomonti tại phòng riêng ở khách sạn Continental. Hai người tán gẫu một hồi, trước khi ra về, Phạm Xuân Ẩn nói một cách bỗ bã rằng nếu Pomonti muốn khám phá một vùng Việt Cộng thì hãy theo đường bộ đến thành phố Mỹ Tho (cách Sài Gòn khoảng sáu mươi kilômét về phía nam). Nhưng trước khi đến Mỹ Tho, phải đi qua phà Mỹ Thuận. Trước khi đi đến bến phà, có một làng gọi là làng Mỹ Quí. Phạm Xuân Ẩn nói:

- Người ta bảo rằng từ đây có lối sang "vùng Cộng sản".

Ngày hôm sau, Pomonti cho biết nhóm nhà báo của ông đã tới được "vùng giải phóng Việt Cộng". Pomonti được chào đón bằng một băng rôn với dòng chữ "Chào mừng các nhà báo quốc tế". Pomonti đã lưu lại tại "vùng giải phóng" trong hai ngày và còn được xem biểu diễn sân khấu nghệ thuật. Phạm Xuân Ẩn giải thích:

- Tôi phải giúp đỡ Pomonti lần thứ hai là để đền bù cho lần thứ nhất tôi đã không nói gì để ngăn cản ông. Tôi đã cứu Tạp chí Time khỏi sự rắc rối, nhưng nếu tôi cũng làm như vậy với Pomonti và để rồi chẳng có ai đi Long Khánh viết bài về sự kiện giả mạo, thì vỏ bọc của tôi đi tong.

Phạm Xuân Ẩn nói với người viết hồi ký Việt Nam của ông là Nguyễn Thị Ngọc Hải:

- Thông thường, người ta chỉ có một nghề, nhưng riêng tôi có hai. Đó là nghề theo cách mạng và nghề làm nhà báo. Hai nghề này cực kỳ đối nghịch nhau, nhưng cũng cực kỳ tương tự nhau. Nhà tình báo cũng liên quan đến thu thập thông tin, phân tích tin, rồi giữ nó trong bí mật, bảo vệ tin tức ấy không khác gì mèo mẹ bảo vệ mèo con. Mặc khác, nhà báo cũng thu tập tin tức, phân tích nó rồi đưa lên phương tiện thông tin đại chúng cho toàn thế giới biết.

Tất cả những kỹ năng và tài năng này tự nó đã thể hiện trong cuộc đời gần như là tâm thần phân liệt của Phạm Xuân Ẩn trong suốt thời kỳ Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Ông Tư Cang nói và sau này, Phạm Xuân Ẩn cũng kể lại với tôi đúng như thế này:

"Chúng tôi xuống một chiếc xuồng máy, hết chạy ngược lại chạy xuôi dọc sông Sài Gòn để điều tra những vị trí trạm xăng và trạm gác an ninh. Làm như vậy khá là nguy hiểm, nguy hiểm đến mức không thực sự cần thiết".

Hai người còn lái xe vòng quanh Sài Gòn trên chiếc xe Renault màu xanh lá cây của Phạm Xuân Ẩn để xác định những mục tiêu dễ tấn công nhất. Phải có Phạm Xuân Ẩn chỉ đường mới tránh được hệ thống an ninh theo dõi. Trong thời gian hai người đi với nhau như vậy, Tư Cang đã báo tin cho Phạm Xuân Ẩn biết rằng ông đã được nhận một Huân chương về trận Ấp Bắc. Phạm Xuân Ẩn trả lời:

- Tôi không bao giờ dám đeo tấm Huân chương đó cho đến khi nào cuộc chơi kết thúc. Tôi sẽ chỉ vui lòng đeo tấm Huân chương ấy vào ngày miền Nam được giải phóng.

Cuối cùng, tướng Trần Văn Trà quyết định chọn năm mục tiêu chính gồm Dinh Tổng thống, phi trường Tân Sơn Nhất, Tổng nha Cảnh sát quốc gia, Bộ Chỉ huy các lực lượng đặc biệt Sài Gòn, và Trụ sở cơ quan Bộ Tổng tham mưu ở Sài Gòn. Nhóm mục tiêu thứ hai bao gồm Đài phát thanh Sài Gòn, Bưu điện thành phố, Đại sứ quán Mỹ, Bộ Tư lệnh Hải quân Sài Gòn, cùng các bến cảng, nhà kho, bất điện, các cơ sở hậu cần và các cơ quan chính phủ khác. Hầu hết những mục tiêu này đã được ông Tư Cang duyệt. Ông Tư Cang là người đã tham gia trong trận tấn công vào Dinh Tổng thống.

Phạm Xuân Ẩn biết mình sẽ phải chờ đợi để đưa tin về cuộc Tổng tấn công "bất ngờ" cho Tạp chí Time và giúp cho các phóng viên hiểu được điều gì đang diễn ra. Phạm Xuân Ẩn nhớ lại:

"Đó là thời điểm rất khó cho tôi. Tôi đã biết quá nhiều và còn lo cho sự an toàn của gia đình tôi, rồi liệu cuộc nổi dậy đồng loạt có thắng lợi hay không? Thậm chí tôi đã phải dàn xếp để cho gia đình tôi đến ở tại nhà của Marcus Huss (*) nếu cần".

Chú thích  : Marcus Huss (*) là sĩ quan liên lạc chính người Mỹ với Chính phủ Việt Nam Cộng hoà về bình định.

"Tôi cũng biết rằng tôi cần có mặt để giúp cho các đồng nghiệp hiểu sự thật điều gì đang diễn ra, nhưng tôi cũng còn phải viết báo cáo về cuộc Tổng tấn công để gửi vào trong rừng".

Sáng sớm ngày 31/1/1968, khoảng 80.000 lính chính qui quân đội Bắc Việt Nam và các du kích đã đồng loạt tấn công vào hơn 100 thành phố và đô thị trên toàn miền Nam. Tết đã diễn ra các cuộc tấn công của đối phương vào 35 trong tổng số 44 tỉnh lị và 36 huyện lị cùng nhiều làng mạc, thôn, ấp. Bốn tuần trước khi diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, các lực lượng đối phương đã mặc thường phục thâm nhập Sài Gòn chuẩn bị cho một chiến dịch được lên kế hoạch kỹ lưỡng. Mục đích là để chứng tỏ rằng không chỉ ở nông thôn không thể bình định được, mà giờ đây ở các đô thị miền Nam, kể cả Sài Gòn, cũng không còn là nơi an toàn. Nhà báo William Tuohy, từng được nhận giải thưởng báo chí Pulitzer năm 1968 vì đưa tin từ Việt Nam, đã cung cấp thông tin nóng hổi về trận đánh:

"Một chiếc xe tải chất đầy cảnh sát Mỹ bị bắn gục chết ngay bên ngoài phi trường Tân Sơn Nhất. Khắp thành phố chỗ nào cũng thấy đổ nát. Một nhóm Việt Cộng đang khống chế lực lượng cảnh sát quốc gia tại một toà nhà chỉ cách Dinh Độc lập một tầm ném lựu đạn".

Bên trong Sài Gòn, một số đơn vị của bên tấn công đã chiếm được Đài phát thanh trong nhiều giờ, đồng thời tấn công Đại sứ quán Mỹ, một phần của Dinh Độc lập, các cổng 4 và 5 của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng hoà.

Trên trang nhất báo New York Times đăng tấm ảnh chụp toà nhà Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đang bị tấn công. Các du kích đã mở được đường tiến vào bên trong toà Đại sứ quán Mỹ và chiếm giữ một phần trong khuôn viên toà Đại sứ quán trong suốt gần sáu giờ liền. Tất cả mười chín du kích đều bị thiệt mạng cùng với bốn lính cảnh sát quân sự, một lính thuỷ đánh bộ, một nhân viên người Nam Việt Nam làm việc trong Đại sứ quán. Trận tấn công vào Dinh Độc lập vốn được xây dựng vững chắc như một pháo đài do ông Tư Cang chỉ huy. Cựu phóng viên ngoại giao của tờ Washington Post là Don Oberdorfer viết:

"Quân Việt Cộng rút vào cố thủ trong toà nhà căn hộ đang xây dựng chưa hoàn thiện nằm đối diện bên kia phố, chiếm giữ ở đó trong hơn mười lăm giờ, chiến đấu cho đến khi gần như tất cả đơn vị nhỏ đó bị tiêu diệt".

Ông Tư Cang là tay thiện xạ nổi tiếng. Phạm Xuân Ẩn kể:

"Ông ấy có thể bắn súng K-54 bằng cả hai tay, mỗi giây một phát và không bao giờ trượt mục tiêu. Ông Tư Cang luôn bỏ vào trong túi áo một viên đạn để dành riêng cho mình nếu cần. Khi cuộc tấn công vào Dinh Độc lập bị đẩy lùi, Tư Cang nhận thấy mình đang ở trong một toà nhà đối diện với Dinh Độc lập. Ông kể:

- Từ chỗ tôi đang ẩn náu, tôi nhìn thấy rõ bên toà nhà đối diện với toà nhà tôi đang ở anh em bộ đội đặc công của chúng tôi đang chống cự. Một nhóm sĩ quan Mỹ và nguỵ đang gào thét chỉ đạo binh lính của họ tấn công vào toà nhà đó. Tôi tự nhủ, nếu làm điều gì để gây gián đoạn cuộc triển khai quân của đối phương, chắc các anh em đặc công của chúng tôi có thể chạy thoát được. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng việc nổ súng đối với một sĩ quan tình báo là điều phải cân nhắc cực kỳ thận trọng. Bởi vì, nếu một tình báo viên bị lộ, rất có thể toàn bộ mạng lưới tình báo mà chúng tôi phải mất nhiều năm để xây dựng bỗng trở nên vô hiệu. Sau khi phân tích tình hình một cách thận trọng, tôi rút súng nhằm vào hai sĩ quan Mỹ bắn nhanh hai phát và sau đó rút vào nơi trú ẩn.

Ông Tư Cang sau này được thưởng vì đã bắn chết hai sĩ quan Mỹ.

Ngày 1/2/1968 Walter Cronkite của Đài truyền hình Mỹ CBS đã dành thời lượng một phút để nói về trận chiến tại Dinh Tổng thống. Những khẩu súng ngắn mà ông Tư Cang dùng trong dịp Tết ngày nay đang được trưng bày bên cạnh chiếc xe Renault tại Bảo tàng Quân đội ở Hà Nội để ghi nhận công lao của hai người này trong thời kỳ Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Khi các lực lượng Cộng sản nhận được mệnh lệnh chung "Tiến lên giành thắng lợi cuối cùng", Việt Cộng đã bị thương vong nhiều trong Tết Mậu Thân. Về điều này ông Trần Văn Trà phải chịu một phần trách nhiệm. Tướng Trần Văn Trà viết:

"Điểm yếu và thiếu sót của chúng ta là ở chỗ chúng ta không có khả năng tiêu diệt được nhiều lực lượng và các nhà lãnh đạo tối cao của đối phương. Các cuộc hành quân đã chưa đủ hiệu quả để làm đòn bẩy cho sự nổi dậy của quần chúng nhân dân… Tuy nhiên, các cuộc tấn công của chúng ta đã tác động đến hệ thống thần kinh trung ương của địch, làm mất ổn định các cơ sở kinh tế, chính trị và quân sự của địch trên toàn miền Nam Việt Nam".

Don Oberdorfer cho rằng, trong trận Tổng tấn công này, phía Việt Cộng mất một nửa lực lượng tham chiến và có lẽ tương đương với một phần tư toàn lực lượng chính qui của họ. Chắc phải mất nhiều năm họ mới có thể phục hồi được như trước. Don Oberdorfer nói:

"Việt Cộng đã mất một thế hệ quân kháng chiến, và sau Tết, miền Bắc Việt Nam đã phải đưa vào Nam số lượng quân tăng lên rất nhiều để bù đắp vào chỗ thiếu hụt. Cuộc chiến tranh ngày càng phát triển thành một cuộc chiến tranh thông thường và ít dần đi những cuộc nổi dậy".

Tuy nhiên, cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân đã trở thành một trận đánh mang tính chất quyết định của cuộc chiến tranh, bởi vì nó đã tác động mạnh lên nền chính trị và thái độ của công chúng Mỹ đối với cuộc chiến tranh đó. Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân còn mở đầu một chuỗi sự kiện đáng kể, bao gồm các cuộc thảo luận như có nên dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Khe Sanh hay không? Vì tại Khe Sanh, các trận đánh vu hồi ác liệt vẫn thường diễn ra. Vào thời điểm đó, tướng Westmoreland đề nghị bổ sung 206.000 quân. Để đáp ứng được nhu cầu của ông ta, Mỹ phải cam kết đưa vào Việt Nam số quân lên tới 750.000 người, thế mà Sài Gòn vẫn chưa an toàn tránh khỏi các cuộc tấn công. Qui mô của cuộc chiến tranh và khả năng duy trì cuộc chiến tranh đó được kiểm soát không phải là do sự vượt trội về kỹ thuật của Mỹ, mà là do đối phương. Trong ý chí tiếp tục cuộc chiến tranh của đối phương không hề có một điểm dao động hay suy sụp mơ hồ nào.

Ngay từ tối ngày 27/2, Walter Cronkite của Truyền hình CBS đã nói với khán giả Mỹ rằng, cuộc chiến tranh đang đi tới một sự kết thúc trong bế tắc.

"Chúng ta đã từng quá nhiều lần bị thất vọng bởi sự lạc quan của các nhà lãnh đạo Mỹ cả ở Nam Việt Nam lẫn Washington, nên không còn tin rằng có thể tìm thấy cái may trong cái rủi tồi tệ nhất nữa. Giờ đây, tình hình càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết rằng cuộc thí nghiệm đẫm máu ở Nam Việt Nam sắp kết thúc trong bế tắc. Nói rằng chúng ta đã sa vào vũng bùn bế tắc, có lẽ đó mới là một kết luận thực tế, tuy chưa làm chúng ta hài lòng".

Về hậu quả của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, Phạm Xuân Ẩn có rất nhiều việc phải làm với tư cách một nhà báo. Ông đã đưa Bob Shaplen đi khắp Sài Gòn, cung cấp các chi tiết về việc bằng cách nào Việt Cộng đã có thể thâm nhập thành phố với số lượng lớn mà không bị phát hiện. Trong bài viết của Shaplen đăng trên tờ New Yorker ngày 2/8/1968, về thực chất là sự chắt lọc cái nhìn bên trong của Phạm Xuân Ẩn. Nếu ai có thể giúp làm sáng tỏ những câu hỏi của Shaplen về sự thâm nhập của Việt Cộng, thì người đó chỉ có thể chính là nhân vật đã giúp phối hợp vạch kế hoạch tấn công mà thôi.

Shaplen viết về một đội gồm mười hai lính đặc công tấn công các chỉ huy sở hải quân dọc sông Sài Gòn. Đó chính là những cơ sở mục tiêu mà ông Tư Cang và Phạm Xuân Ẩn đã kiểm tra chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc Tổng tấn công. Mô tả cuộc Tổng tấn công "là táo bạo nhất từ trước đến nay", Shaplen viết rằng cuộc tấn công đã được thiết kế nhằm chiếm các toà nhà tổng hành dinh, triển khai ba khẩu súng máy trên nóc nhà nhằm vô hiệu hoá những tàu thuyền hải quân, sau đó "cướp ngay những tàu thuyền này để dùng làm phương tiện vận chuyển hai tiểu đoàn Việt Cộng từ một vùng đất xa vào thành phố. Nếu kế hoạch này thành công, nó sẽ tác động khá mạnh lên toàn bộ tình hình ở Sài Gòn. Khi cuộc tấn công mới bắt đầu, các đặc công Cộng sản đã giết chết ba lính gác hải quân và phá thủng một lỗ bên toà nhà tổng hành dinh. Nhưng cuối cùng, tất cả mười hai lính đặc công đều bị giết hoặc bị bắt".

Ông Tư Cang nhớ lại:

"Vâng, đó là một phần trong nhiệm vụ chúng tôi được giao. Chúng tôi đã kiểm tra từ trên sông, đã báo cáo về những loại tàu thuyền khác nhau và báo cáo đánh giá của chúng tôi về khả năng phòng vệ của các tàu thuyền đó".

Phần lớn công việc trong khi vạch kế hoạch cho các trận tấn công vào Dinh Độc lập và các cơ sở của hải quân là việc của Tiểu đoàn C.10. Khi tôi hỏi Phạm Xuân Ẩn về việc, bằng cách nào mà ông và ông Tư Cang lại có thể đi lại trên sông mà không hề gây ra sự nghi ngờ nào, Phạm Xuân Ẩn đáp:

- Mọi người đều biết tôi, và chúng tôi đi giữa ban ngày, nếu có ai thấy chúng tôi, chắc họ sẽ nghĩ tôi đang đi viết bài. Nhưng vào thời điểm đó, có rất nhiều tình báo viên gửi báo cáo về không chi riêng tôi. Đó là điều rất nguy hiểm đối với chúng tôi lúc đó.

Phạm Xuân Ẩn và Tư Cang đều rất nhấn mạnh đến các phân tích của Phạm Xuân Ẩn về tình hình sau Tết Mậu Thân. Ông Tư Cang nói :

- Sau giai đoạn đầu của của cuộc Tổng tấn công, từ Sài Gòn tôi đã gửi một báo cáo lên các cán bộ lãnh đạo cấp cao, nói rằng tình hình tương đối không thuận lợi. Nhưng sau khi được Hai Trung dẫn đi một vòng, tôi thay đổi ý kiến ngay.

Trên thực tế, Phạm Xuân Ẩn đã được dự tất cả những cuộc thông báo tin tức quân sự về tình hình an ninh ở Sài Gòn, diễn biến trận đánh, và phản ứng của Mỹ đối với các cuộc tấn công.

"Tôi là người duy nhất viết báo cáo rằng chúng ta đã giành được thắng lợi về tâm lý, rằng chúng ta mất mát về người, nhưng chúng ta thắng. Tôi cần phải giải thích tại sao lại như vậy. Báo cáo của tôi có bi quan ở một đoạn tôi nói về việc quân ta không tràn được sang phía bên kia và rằng chúng ta đã mất rất nhiều quân. Tôi cũng báo cáo rằng các chỉ huy Lữ đoàn của ta đã thể hiện tốt vai trò của họ. Xét về mặt chiến thuật, chúng ta không thắng, nhưng về mặt chính trị, chúng ta thắng. Khi ông Tư Cang nghe được tất cả những điều này, ông ấy đã thay đổi ý kiến và sau đó cũng đưa tất cả những nội dung này vào các báo cáo".

( còn nữa)

Theo Trái tim người lính/ Nguồn “ Điệp viên hoàn hảo” của Giáo sư Larry Berman

Phạm Thúy Hậu

Link nội dung: //revcat.net/diep-vien-anh-hung-pham-xuan-an-ky-18-a12413.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()