Hội thảo do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội tổ chức. Sau khi nghe nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học, các chuyên gia và đại diện một số cơ quan quản lý nhà nước phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã phát biểu kết luận Hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo
Phát huy tiềm năng lợi thế
Theo đó, PGS. TS Đào Thế Anh cho rằng: Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành Hoa Cây cảnh không chỉ trở thành một ngành kinh tế sinh thái giá trị cao trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn mà hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm sản xuất Hoa cây cảnh lớn của khu vực và trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu khoảng 500 triệu USD vào năm 2030. Sự phát triển sản xuất hoa, cây cảnh nói riêng và các sản phẩm sinh vật cảnh nói chung đã giải quyết việc làm cho hàng vạn hộ gia đình, đóng góp không nhỏ vào GDP của ngành nông nghiệp, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và xây dựng nông thôn mới, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.
PGS. TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Tuy nhiên, PGS. TS Đào Thế Anh cũng chỉ ra rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển sinh vật cảnh vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa hình thành khu vực sản xuất tập trung, chất lượng sản phẩm còn thấp, chưa có tính liên kết theo chuỗi giá trị cao. Điều này dẫn tới khó áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, chưa tạo sản phẩm có tính cạnh tranh cao, khó đáp ứng các đơn đặt hàng xuất khẩu với số lượng lớn, chưa thật sự góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch sản xuất nông nghiệp, nông thôn sang sản xuất nông nghiệp đô thị.
Tăng cường liên kết, nâng cao giá trị
"Do đó cũng cần có sự quan tâm của các bộ, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Cần rà soát và hoàn thiện những cơ chế, chính sách cụ thể theo hướng pháp quyền XHCN, kiến tạo cho ngành hoa cây cảnh phát triển. Cần khuyến khích đầu tư, ứng dụng công nghệ phát triển ngành Hoa cây cảnh gắn với phát triển du lịch sinh thái; bảo tồn và kiến tạo các không gian gowin99 , sinh thái; thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao trở thành hàng hóa chủ lực trong nền kinh tế quốc gia…", PGS. TS Đào Thế Anh đề nghị.
PGS. TS Đào Thế Anh phân tích, phải tăng cường liên kết giữa các chủ thể có liên quan mới thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh Hoa Cây cảnh theo hướng hàng hóa hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để nâng cao chất lượng sản phẩm, hình thành các chuỗi giá trị, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước, hướng tới mục tiêu xuất khẩu và thực sự trở thành một ngành kinh tế sinh thái giá trị cao góp phần xây dựng Nông thôn mới và Đô thị văn minh.
Ra mắt ban trù bị vận động thành lập Hiệp hội SX&KD Hoa lan Việt Nam
Sớm có hiệp hội ngành nghề
Cùng với đó, PGS. TS Đào Thế Anh cũng đã chỉ rõ vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp, các chủ thể sản xuất Hoa Cây cảnh, đặc biệt đối với ngành đặc thù như Hoa lan nói chung, Lan VAR gần đây phát triển rất mạnh mẽ. Hoa lan là một mặt hàng có tiềm năng và lợi thể để phát triển với quy mô hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu. Quá trình đó đòi hỏi cần phải có tổ chức Hiệp hội để bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của hội viên như chuyển giao KHCN, xây dựng tiêu chuẩn riêng, dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thị trường, trọng tài định giá…mà còn là hướng dẫn các hội viên tăng cường tính chuyên nghiệp và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
"Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn, chúng tôi đề nghị trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm công nhận tư cách của Ban vận động thành lập Hiệp hội sản xuất và kinh doanh hoa lan Việt Nam để tiến tới hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ Nội vụ cho phép thành lập Hiệp hội sản xuất và kinh doanh hoa lan Việt Nam theo đúng các quy định của pháp luật", PGS. TS Đào Thế Anh nhấn mạnh.
QT
Link nội dung: //revcat.net/hoa-cay-canh-nhieu-loi-the-de-tro-thanh-nganh-kinh-te-sinh-thai-a1225.html