Vào dịp Festival Huế năm 2012, trên chuyến bay mang số hiệu VN7075 của hãng hàng không Việt Nam Airline từ Huề vào Sài Gòn, Phú - người đàn ông thông minh, lịch lãm may mắn được ngồi ghế cạnh Thanh - cô gái miền Tây dễ mến và xinh xắn. Những lời thăm hỏi xã giao trên chuyến bay đã vô tình mang họ đến gần nhau qua lời mời hẹn. 10h 30’, máy bay đáp xuống Tân Sơn Nhất, Phú - Thanh lại đi chung chuyến taxi về quận Nhất, vì nhà Thanh và Công ty của anh đều ở đó. Trước khi Thanh xuống xe vào nhà, Phú nhã ý mời Thanh café làm quen tại High Lands Coffee Dinh Độc Lập. Thanh mỉm cười đồng ý.
Hôm sau, họ tới chỗ hẹn. Sáng Sài Gòn náo nhiệt, khung trời tươi đẹp và dịu mát. Thanh vừa nhấm nháp thưởng thức ly “Sài Gòn café sữa đá” vừa cởi mở:
- Em là Thanh, quê ở làng Thạnh Hòa Trung Nhứt, xã Trung Nhứt, huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Ông bà nội em lên “Xì Gòn” lập nghiệp từ những năm 1950 của thể kỷ trước. Ba mẹ em buôn bán bên Chợ Lớn. Còn em làm nhân viên Marketinh của Công ty ATZ chuyên sản xuất phần mềm quản trị số.
Đến lượt mình, Phú dí dỏm:
- Anh có tên thường gọi là “Người Quy Lai”, sinh ra ở “Làng tiến sĩ”. Nhưng tên khai sinh là Phú, quê ở làng Quy Lai, xã Phú Thanh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Anh vào đây lập nghiệp chứ đâu may mắn làm công dân quận Nhất ở “Xì Gòn” như em. Anh thành lập Công ty giáo dục chuyên tổ chức các lớp/khóa giáo dục trí tuệ cảm xúc cho các bạn trẻ, lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan và nhà quản lý giáo dục khắp các tỉnh, thành miền Nam.
Thanh hơi rối rắm hỏi Phú:
- Ủa! Sao anh tên khai sinh là Phú mà tên thường gọi là “Người Quy Lai”?
- Anh vừa sinh ra ở “Làng tiến sĩ” vừa sinh ra ở làng Quy Lai à?
- Hay là, quê nội anh ở “Làng tiến sĩ”, quê ngoại ở làng Quy Lai nên anh có hai tên gọi khác nhau?
Không!
Nhấp ly café Robusta rang xay, với gọng Huế trầm ấm, Phú tự hào giải đáp:
- Thế này em ạ, anh là con dân làng Quy Lai rời quê vào Nam lập nghiệp nên thường gọi là “Người Quy Lai” để luôn nhớ về quê hương bản xứ như bao người dân Huế đi làm ăn xa nhớ về nguồn cội “Người nước Huệ”. Cũng như người Việt mình làm ăn sinh sống khắp nơi trên thế giới, khi có ai đó hỏi, anh/chị quê ở đâu? thì tất cả đều trả lời, “tôi là người Việt Nam”. Và cũng như em, sinh ra ở Cần Thơ, vừa xinh lại thông minh nên anh gọi em là “Người đẹp Tây Đô” vậy. Hì hì…
Thú thật, anh luôn tự hào, hãnh diện với danh xưng “Làng tiến sĩ” - làng Quy Lai quê mình. Đó là ngôi làng nhỏ, chỉ có 450 hộ với 2050 khẩu. Người Quy Lai cổ kim đều lấy nghề nông làm trọng. Nhưng ẩn sâu trong gowin99 làng vẫn là tinh thần hiếu học được gìn giữ, phát huy từ bao đời nay. Cũng như đằng sau vẻ cổ kính, trầm mặc của di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia Đình làng Quy Lai là niềm tin linh thiêng, trường cửu về vùng đất “học một biết mười”.
Thanh lại hỏi tiếp Người Quy Lai:
- Thế tiêu chí nào để được công nhận danh xưng “Làng tiến sĩ” vậy anh?
Người Quy Lai nghiêm cẩn lần mở cuốn sách “Làng khoa bảng và Danh nhân làng Khoa bảng Việt Nam” đưa cho Thanh xem và đáp lời tỉ mỉ:
- Theo tiêu chí, làng nào có từ 10 người trở lên đỗ tiến sĩ thì sẽ được công nhận là “Làng khoa bảng” hay còn gọi là “Làng tiến sĩ”. Theo tài liệu điền dã của PGS.TS. Bùi Xuân Đính, hiện nay, cả nước chỉ có 20 làng khoa bảng tiêu biểu được ghi nhận. Làng Quy Lai là một trong số ít ỏi đó.
Dứt lời, Người Quy Lai cẩn thận mở danh sách 13 tiến sĩ làng Quy Lai cho Thanh xem. Anh nhấn mạnh thêm, có 13/14 vị bảo vệ luận án tiến sĩ ở các nước có nền giáo dục, khoa học tiên tiến: Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc...
Xem xong, Thành như trở thành người làng Quy Lại từ lúc nào không hay. Thanh reo lên:
- “Quy Lai is forever top”..!
- “Quy Lai is forever top”..!
- Quy Lai mãi đỉnh…!
- “Quy Lai is forever top”..!
- Quy Lai mãi đỉnh…!
Rồi Thanh bỗng trầm ngâm, cảm giọng thỏ thẻ với Người Quy Lai:
- Hay là hè này, anh cho em theo anh về thăm làng Quy Lai với nhé?
Người Quy Lai trầm tư suy nghĩ một lúc, rồi lắp bắp: Lỡ, lỡ, lỡ…!
Thanh nhạy cảm phụ nữ vặn hỏi: Lỡ gì anh?
- Người Quy Lai: Lỡ, lỡ, lỡ... à mà thôi!
- Thanh: Lỡ cái gì? anh nói em nghe đi nào?
- Người Quy Lai: Anh ngại lắm.
- Thanh: Anh cứ nó đi.
- Người Quy Lai: Lỡ khi dẫn em về thăm quê, bà con cô bác gặp rồi hỏi “mang người yêu về cho ba mạ hả”, anh biết trả lời sao?
- Thanh e ấp: Thì anh cứ trả lời, chúng con chuẩn bị in thiệp hồng Phú Thanh gửi bà con cô bác rồi ạ!
Lúc ấy, Phú nhìn Thanh bằng ánh mắt long lanh và cảm xúc dâng đầy khó tả. Phú chợt thấy một đôi bồ câu hướng sáng vừa bay lên phía ngôi Đình làng Quy Lai.
DANH SÁCH 14 TIẾN SĨ LÀNG QUY LAI 1. Tiến sĩ Xã hội học Phạm Hữu Thiện bảo vệ luận án tại Pháp, là con của ông Phạm Hữu Hồi - tộc trưởng họ Phạm Hữu và bà Hồ Thị Nghệ. Ông từng giảng dạy bằng nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức.... Hiện định cư ở Thụy Sĩ. 2. Tiến sĩ Y khoa Phạm Hữu Diệu bảo vệ luận án tại Canada, là con của con ông Phạm Hữu Vân và bà Hồ Thị Lành, làng Quy Lai, xã Phú Thanh, thành phố Huế. Hiện định cư ở Canada. 3. Tiến sĩ Phật học Thích Pháp Uyển (Lê Châu), bảo vệ luận án tại Ấn Độ, là con của con ông bà Lê Lào. Hiện ở chùa Ba La Mật tại Mỹ. 4. Tiến sĩ Ngôn ngữ học, tiến sĩ Phật học Thích Pháp Tịnh, bảo vệ luận án tại Ấn Độ, là con của con ông Hồ Khắc Liêu và bà Lê Thị Chạy. Hiện ở chùa Báo Quốc thành phố Huế. 5. Tiến sĩ Phật học sư cô Thích Minh Thái, bảo vệ luận án tại Ấn Độ, là con của con ông Nguyễn Văn Thanh và bà Hồ Thị Đào. Sư cô Thích Minh Thái giảng dạy tại Học viện Phật giáo Huế. Hiện ở ni viện Diệu Đức, thành phố Huế. 6. Tiến sĩ Phật học Thích Thiền Trí, bảo vệ luận án tại Ấn Độ, là con của con ông bà Phạm Phước Quý. Hiện sinh sống ở phường An Cựu, thành phố Huế. 7. Tiến sĩ Phật học Thích Thiền Hạnh, bảo vệ luận án tại Ấn Độ, là con của con ông bà Phạm Phước Quý. Hiện sinh sống và công tác ở Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. 8. Tiến sĩ Lâm nghiệp Hồ Lê Tuấn, bảo vệ luận án tại Đức, là con của con ông bà Hồ Nhơn, làng Quy Lai. Hiện giảng dạy tại Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh. 9. Tiến sĩ Điện tử Hồ Khắc Phúc, bảo vệ luận án tại Úc, là con của con ông bà Hồ Khắc Phú. Hiện định cư ở Úc. 10. Tiến sĩ ngành Ngoại giao Phạm Thị Loan, bảo vệ luận án tại Mỹ, là con của con ông bà Phạm Hữu Huê. Hiện định cư ở Mỹ. 11. PSG.TS. Phạm Phước Nhẫn, sinh năm 1974, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đức, là con của ông Phạm Phước Năng và bà Dương Thị Quán. Hiện là giảng viên bộ môn Sinh học ứng dụng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. 12. Tiến sĩ Phạm Phước Mạnh, sinh năm 1976, bảo vệ luận án tại Hàn Quốc năm 2013, là con của ông Phạm Phước Năng và bà Dương Thị Quán. Hiện là Trưởng bộ môn Khoa học gowin99 , Trường Cao đẳng Trung ương 3, thành phố Hồ Chí Minh. 13. Tiến sĩ, bác sĩ chuyên ngành Nội thần kinh Phạm Phước Sung, bảo vệ luận án tại Đại học Y Hà Nội, là con của ông Phạm Phước Thái và bà Hồ Thị Kính. Hiện công tác và sinh sống tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 14. Tiến sĩ Phạm Hữu Phước, bảo vệ luận án tại Pháp, con ông Phạm Hữu Kinh và bà Bùi Thị Hen. Hiện định cư tại Mỹ. |
Trần Tố Thi
Link nội dung: //revcat.net/lang-quy-lai-va-danh-xung-lang-tien-si-a12178.html