01/03/2022 16:31
01/03/2022 16:31
Thừa Thiên Huế: Độc đáo lễ hội A Da của người Tà Ôi
Đồng bào Tà Ôi tổ chức A Da hàng năm với mong muốn mùa màng bội thu, để năm mới phải no ấm, mọi người luôn khỏe mạnh, con cái học hành tiến bộ. Phong tục này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
A Da là lễ hội truyền thống, Tết cổ truyền của dân tộc Tà Ôi. Đây là một trong những nét gowin99
tốt đẹp, độc đáo cần được gìn giữ, phát huy và duy trì hàng năm.
Lễ A Da đánh dấu thời điểm kết thúc của một năm làm việc cũ và mở ra một năm làm việc mới với những lo toan trong cuộc sống.
A Da thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến mẹ của các giống cây trồng, đặc biệt là mẹ lúa đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Già làng sẽ quy định số lượng lễ vật cúng cho từng hộ gia đình. Mâm cúng thường có các lễ vật: Cơm lam nướng ống, chuột rừng nướng ống, cá suối nướng ống, gà, trứng gà, lợn, bánh giã nếp, A Quát, rượu cần, rượu đoác…
Lễ hội A Da để khẳng định tình cảm gắn bó thiêng liêng sống chết có nhau, no đói cùng nhau của con cháu làng bản.
Đồng bào Tà Ôi năm nào cũng tổ chức lễ cúng A Da. Phong tục này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và vẫn còn giữ nguyên bản sắc truyền thống của lễ hội.
Đồng bào làm "bánh tình yêu" chuẩn bị để làm lễ.
A Da của đồng bào Tà Ôi thường diễn ra vào tháng 12 dương lịch hàng năm và được chuẩn bị trước đó khoảng một tháng.
Sau một mùa lúa mới, lễ hội A Da đẹp đẽ ấm áp tình người lại nở rộ vui tươi, rộn ràng trong khắp bản làng của các dân tộc anh em Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy đang sinh sống trên miền rừng xanh của miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, trên mảnh đất A Lưới.
Lễ A Da mang theo lời nguyện ước về một năm mới ấm no, mọi người luôn khỏe mạnh, con cái học hành tiến bộ./.
Diệu Linh/
Link nội dung:
//revcat.net/doc-dao-le-hoi-a-da-cua-nguoi-ta-oi-a10910.html