Nhân dịp này, Văn hoá và Phát triển giới thiệu cùng bạn đọc bài viết về bậc minh quân này của nhà nghiên cứu Lê Hồng Khánh- Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Vua Lê Thánh Tông tên là Tư Thành, hiệu Thiên Nam động chủ, sinh năm Nhâm Tuất (1442), con thứ tư Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao.
Sau khi Lê Nghi Dân bị truất phế (1459), Lê Thánh Tông được cùng một nhóm đại thần đưa lên ngôi vào năm Canh Thìn (1460), khi mới 18 tuổi. Ông thông minh, am tường nhiều môn học thuật, triều đại ông thịnh vượng với nhiều cải cách về kinh tế, chính trị, gowin99 . Trong gần 40 năm làm vua, Lê Thánh Tông đã đưa đất nước Đại Việt phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, gowin99 , kinh tế, quốc phòng, gowin99 . "… vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược", đó là những lời sử gia Ngô Sĩ Liên đã đánh gía về ông vua nổi tiếng văn võ toàn tài trong lịch sử dân tộc.
Lê Thánh Tông lên ngôi giữa lúc triều chính nhà Lê đang lục đục mâu thuẫn. Vì vậy công việc quan trọng đầu tiên của ông là nhanh chóng chấm dứt tình trạng phe phái trong cung đình, khẩn trương tổ chức công cuộc xây dựng đất nước với một ý chí cải cách mạnh mẽ, táo bạo. Năm 1466, cùng với việc thành lập các bộ, các tự, Lê Thánh Tông chia lại cả nước thành 12 đạo thừa tuyên và một phủ Trung đô (khu vực kinh thành).
1471 (Hồng Ðức thứ 2), Lê Thánh Tông thân chinh đưa đại quân thu hồi đất Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chiếm luôn kinh đô Chà Bàn (thuộc tỉnh Bình Ðịnh ngày nay). Chỉ trong vòng 10 ngày sau khi thu phục đất Chà Bàn, Lê Thánh Tông đã xếp đặt các quan lại người Chăm và người Việt vào bộ máy quản lý vùng đất mới: Ba Thái, Ba Thuỷ (người Chăm), Đỗ Tử Quy, Lê Ỷ Đà (người Việt) cùng chịu trách nhiệm giữ vững ổn định vùng Chiêm Động và Cổ Luỹ Động (Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi ngày nay).
Tháng 6 năm Tân Mão, niên hiệu Hồng Đức thứ 2 (1471), triều đình nhà Lê cho thiết lập đạo Thừa tuyên Quảng Nam, đạo Thừa tuyên thứ 13 của nước Đại Việt, bao gồm vùng đất phía Nam đèo Hải Vân của Châu Hoá cùng 4 Châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa thời nhà Hồ và kinh đô Chà Bàn của vương quốc Chăm. Đạo thừa tuyên Quảng Nam thống lĩnh 3 phủ: Thăng Hoa (Quảng Nam - Đà Nẵng), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Hoài Nhân (Bình Định). Phủ Tư Nghĩa gồm 3 huyện là Bình Dương, Nghĩa Giang và Mộ Hoa. Phủ có chức tri phủ cai quản; dưới phủ là huyện có chức tri huyện; dưới huyện là xã có chức xã trưởng đứng đầu.
Lỵ sở của đạo thừa tuyên Quảng Nam đặt ở thành Châu Sa, vốn là một thành cổ của người Chăm, nay thuộc địa phận xã Tịnh Châu, thành phố Quảng Ngãi.
Thực hiện chỉ dụ và được sự khuyến khích của triều đình, dân cư các vùng Sơn Nam Hạ, Thanh Hoá, Nghệ An đi vào vùng đất Nam - Ngãi - Bình chung sống với người Chăm, cấy cày ở vùng đồng bằng, khai thác tài nguyên phong phú trên rừng, dưới biển. Vùng đất Thừa tuyên Quảng Nam từ đó vĩnh viễn trở thành một bộ phận lãnh thổ của quốc gia Đại Việt.
Theo cách phân chia mới, mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ty ngang quyền nhau cai quản: Đô tổng binh sứ ty (Đô ty), Thừa tuyên sứ ty (Thừa ty) và Hiến sát sứ ty (Hiến ty). Đô ty và Thừa ty trông coi về quân sự và dân sự. Hiến ty chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát các quan chức địa phương; luôn đi sâu, tìm hiểu đời sống và nguyện vọng của nhân dân. Ngoài ra, để giúp Hiến ty làm nhiệm vụ, ở Ngự sử đài, Lê Thánh Tông đặt thêm 13 cai đạo giám sát ngự sử chuyên giám sát, giúp đỡ các Hiến ty. Dưới đạo Thừa tuyên, Lê Thánh Tông cho thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện, châu, xã.
Sau khi đã ổn định các vùng biên giới phía bắc và phía nam, cuộc cải cách hành chính mới thật sự bắt đầu. Bản "Hiệu định quan chế" tức là văn bản chính thức về cuộc cải cách hành chính được ban hành. Lê Thánh Tông nêu những lý do cấp thiết dẫn đến cuộc cải cách: "Đồ bản, đất đai ngày nay so với trước đã khác nhau xa, ta cần phải tự mình giữ quyền chế tác, hết đạo biến thông. ở trong kinh, quân vệ nhiều thì đặt năm phủ để giữ, việc công bề bộn thì đặt sáu bộ bàn nhau cùng làm, sáu khoa để xét bác trăm quan, sáu tự để thừa hành mọi việc".
Trước hết, nhà vua bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành như Thượng thư sảnh, Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh, khu mật viện, các Tướng quốc, Đại hành khiển, Tả hữu bộc xạ... Nếu khi cần phải có người thay vua chỉ đạo công việc, thì nhiệm vụ nầy được giao cho các đại thần như Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Thái úy, Thiếu bảo...
Tiếp đến, Lê Thánh Tông tách sáu bộ Lại, Lễ, Binh, Hình, Công, Hộ ra khỏi Thượng thư sảnh, lập thành sáu cơ quan riêng, phụ trách các hoạt động khác nhau của bộ máy nhà nước. Đứng đầu mỗi bộ là chức Thượng thư, hàm nhị phẩm, chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhà vua.
Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý đến kiến thức thật sự của những người lãnh đạo. Ông bỏ chế độ bổ dụng vương hầu, quý tộc vào các trọng trách của triều đình mà lấy thước đo học vấn làm tiêu chuẩn dùng người, không phân biệt thành phần xuất thân. Các thân vương, công hầu, tuy vẫn được ban bổng lộc nhưng nếu không đỗ đạt thì không được đứng trong bộ máy nhà nước.
Như vậy, khoảng từ năm 1471, thông qua cải cách, Lê Thánh Tông đã tạo được hệ thống hành chính thống nhất trong phạm vi cả nước. Hệ thống khá gọn gàng với chức trách phân minh, bảo đảm sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của Trung ương. Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời, trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới.
Bên cạnh cải tổ cơ chế Nhà nước, Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất hoang. Những nỗ lực nhằm xây dựng phát triển đất nước của nhà vua được phản ánh khá rõ qua các chiếu, chỉ, dụ do ông ban bố, như Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan chế... Dưới thời Lê Thánh Tông, lực lượng quốc phòng được tăng cường hùng hậu. Trước kia, quân đội chia làm 5 Đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ Đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở. Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ. Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương. 43 điều quân chính Lê Thánh Tông ban hành cho thấy quân đội dưới triều đại ông vừa nghiêm ngặt về kỷ luật vừa có sức chiến đấu rất cao.
Bộ luật Hồng Đức là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của sự nghiệp Lê Thánh Tông và của lịch sử Việt nam. Sự ra đời của bộ luật nầy được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của gowin99 Đại Việt hồi thế kỷ 15. Lê Thánh Tông, người khởi xướng luật Hồng Đức, là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành. Ông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo"
Về phương diện gowin99 , Lê Thánh Tông đã có đóng góp to lớn nhằm tạo lập một nền gowin99 mang một diện mạo riêng của thời đại, khẳng định một giai đoạn phát triển mới của lịch sử gowin99 dân tộc. Cùng với việc xây dựng và củng cố thiết chế gowin99 , Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Nền giáo dục, thi cử thịnh đạt, vai trò của trí thức lđược đề cao, đó là những dấu hiệu rõ rệt của một thời đại thịnh trị, vua sáng tôi hiền. Ngoài những cơ quan gowin99 , giáo dục lớn (Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Nhà Thái học, Quốc Tử Giám), Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, lập ra Tao Đàn gồm 28 vị đại thần, gọi là Nhị thập bát tú, mà ông là Tao Đàn đô nguyên soái.
Về phương diện văn học, Lê Thánh Tông là một nhà thơ lớn, tác phẩm ông để lại rất phong phú, vừa thơ, vừa văn xuôi, vừa Hán, vừa Nôm, hiện còn được sao chép trong các tập: Thiên Nam dư hạ (trong đó có bài phú nổi tiếng Lam Sơn Lương Thủy phú), Châu Cơ thắng thưởng, Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn... Thơ Lê Thánh Tônga không chỉ thể hiện sâu sắc nhân cách, tâm hồn ông mà còn thấy được khí phách cả một thời đang vươn lên, đầy hào tráng.
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Hồng Đức quốc âm thi tập, Hồng Đức thiên hạ bản đồ, Thiên Nam dư hạ... là những trước tác mang giá trị gowin99 tiêu biểu ra đời dưới triều đại Lê Thánh Tông.
Nói tới công lao của ông đối với nền gowin99 dân tộc, không thể không kể đến một việc làm có ý nghĩa lịch sử mà hậu thế phải hàm ơn ông rất nhiều. Đó là việc nhà vua minh oan cho Nguyễn Trãi, sưu tầm lại thơ văn Ức Trai tiên sinh vốn đã bị tiêu hủy rất nhiều sau vụ án "Lệ Chi viên".
Lê Thánh Tông mất năm Đinh Tỵ (1497), hưởng dương 55 tuổi, ở ngôi 37 năm, đổi niên hiệu hai lần: Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Nhà vua được các triều đại về sau kính phục tôn thờ và xem như gương sáng của một bậc thánh quân. Đến tận thời nhà Nguyễn, cùng với việc phối thờ ở miếu Lịch Đại Đế Vương, Lê Thánh Tông còn được triều đình lập miếu thờ riêng.
Lịch sử ghi nhận triều đại ông là thời thịnh trị nhất, đưa đất nước phát triển toàn diện nhất trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam.
Lê Thánh Tông là người đưa vùng đất thuộc đạo thừa tuyên Quảng Nam cũ (từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Bình Định ngày nay), trong đó có Quảng Ngãi, trở thành một bộ phận vĩnh viễn của quốc gia Việt Nam thống nhất, kể từ năm 1471.
Lê Hồng Khánh
Link nội dung: //revcat.net/minh-quan-le-thanh-tong-1442-1497-a10694.html