Vũ trung tuỳ bút hay tùy theo ngọn bút viết trong khi mưa, được viết khoảng thời Lê mạt Nguyễn sơ. Qua tập này, ta biết được nhiều điều xảy ra vào cuối đời Lê và đời Tây Sơn.
Đọc Vũ trung tuỳ bút, ta không chỉ được đọc những câu văn, đoạn văn hay, triết lý, giáo dục, mà còn biết nhiều điều về văn hoá, con người, gowin99 Việt Nam thời phong kiến.
Về kinh thành Thăng Long, Phạm Đình Hổ viết: “Kinh thành Thăng Long chia ra 36 phường, mỗi phường đặt một người phường trưởng. Lại đặt ra phủ Phụng Thiên có quan Phủ doãn, quan Thiếu doãn kiêm coi cả việc tuần phủ và việc liêm sát, đốc suất hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có quan Huyện úy cai trị. Toàn thành thì cử một quan trọng thần sung chức Đề lĩnh tứ thành quân vụ, phân ra chánh phó hai dinh, chuyên coi việc cấm phòng, xét hỏi. Song đất kinh thành đông đúc, nhà ở liễn nhau, thường có hỏa hoạn, lại nhiều những kẻ đầy tớ nhà quan, du đãng cờ bạc, gây chuyện đánh nhau, cãi nhau, cùng là những kẻ vô lại trộm cắp, nhiều lắm không thể kể xiết được, chẳng khác gì lục hải khi xưa”.
Viết về ngày lễ, ngày giỗ, có đoạn: “Tục nước ta, nhà nào đến ngày giỗ thì hết sức lo tính, thậm chí phải đi vay mượn về làm cỗ bàn để đãi khách, không còn có chút thương nhớ gì cả. Bởi vì càng xa đời cổ thì lại càng làm sai ý cổ đi nhiều lắm. Xét ý ông Chu Tử đặt ra nghi tiết tế ngày giỗ đem hợp với tục lệ của nước ta, thì ngày giỗ phải nên thương xót ; có tế thì lễ tế ấy cũng có thể lấy nghĩa mà làm vậy.
Huống chi nước ta cái lệ tế tứ quí đã không ai bàn đến, nếu ngày giỗ mà không đặt ra lễ tế thì trừ những ngày lễ thường tân và các lễ về tục tiết ra, không còn mấy ngày lễ để tỏ được tấm lòng phụng tiên truy viễn. Vậy thì ngày giỗ mà tế, theo tục, có làm cũng không sao. Miễn là không làm cỗ linh đình mời khách ăn uống rộn rịp, mà quên mất cái ý thương xót, kính mến đặt lễ tế về ngày giỗ là được. Thế tục nay cứ nhân ngày giỗ để thết khách, cho là một thói quen đi lại thù đáp lẫn nhau. Ôi ! Cái lễ đi lại thù đáp cũng không nên thiếu, nhưng nhân những lúc cưới vợ, đẻ con, thăng quan tiến chức và những lễ tuế thời thường tân, những lúc ấy đều có thể bày ra để thết khách được, hà tất cứ phải câu nệ đến ngày giỗ mới bày ra”.
Vũ trung tuỳ bút cho thấy những ghi chép khoa học, nghiêm cẩn của Phạm Đình Hổ. Ông phải là người am tường về văn hoá, là nhà bình luận gowin99 xuất sắc, là nhà văn tài ba thì mới có thể viết nên những đoạn văn hay đến như vậy.
Tiểu Vũ
Link nội dung: //revcat.net/pham-dinh-ho-va-nhung-cau-van-viet-trong-khi-mua-a10683.html