Bà Trần Thị Mai Phương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chiêm Hóa cho biết: Hiện nay, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện có 24.765 con trâu 2.600 con bò. UBND huyện đã đôn đốc các xã xuống tận thôn bản, hộ gia đình tập trung phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho vật nuôi.
Để bảo đảm đủ thức ăn cho đàn gia súc trong tiết trời lạnh giá, phòng Nông nghiệp huyện đã hướng dẫn các hộ gia đình thực hiện các biện pháp bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ. Tận dụng diện tích đất trống trồng cỏ voi, các sản phẩm nông nghiệp như khoai, sắn, ngô để ủ chua làm tăng nguồn thức ăn cho trâu, bò. Vào những ngày trời rét đậm, rét hại cần bổ sung thêm thức ăn tinh và nước muối pha loãng để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, đảm bảo cho đàn gia súc phát triển khỏe mạnh.
Đến nay, xã có trên 90% hộ gia đình có chuồng trại kiên cố, 100% gia đình dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền cùng với thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét, những năm qua đàn gia súc trên địa bàn xã sinh trưởng, phát triển tốt, không bị thiệt hại trong các đợt rét đậm, rét hại trên địa bàn .
Ngay từ đầu mùa đông, gia đình bà Lê Thị Kim Dung, xã viên HTX Hợp Tiến, xã Trung Hòa (Chiêm Hóa) đã chủ động đưa 34 con trâu, bò thả trong rừng về chăm sóc tại nhà. Để chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi, khi thu hoạch vụ lúa mùa, gia đình bà Dung tiến hành dự trữ rơm rạ, đồng thời trồng cỏ voi để có nguồn thức ăn tại chỗ. Không chỉ vậy, bà cùng các thành viên trong gia đình gia cố lại chuồng trại, mua bạt để quây lại chuồng, giữ ấm cho trâu. Nhờ đó, đàn trâu của gia đình bà luôn khỏe mạnh, có sức chống chọi với cái rét.
Bà Dung chia sẻ: Nhiều năm trước đây, một số hộ dân trong thôn vẫn thả rông trâu, bò lên rừng, khi trời rét gia súc không kịp về nên bị đói, chết rét trong rừng. Được cấp ủy, chính quyền xã tuyên truyền, vận động phòng, chống đói rét cho gia súc, tôi và các hộ dân trong bản gia cố, sửa chữa chuồng trại kiên cố, chắc chắn, sau đó đưa trâu, bò từ rừng về chăm sóc tại nhà. Cùng với đó, tôi chú trọng việc chăm sóc, nuôi dưỡng, tăng thêm khẩu phần ăn, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho đàn gia súc. Ngoài ra, khi nhiệt độ xuống thấp tôi đốt củi để sưởi ấm, pha nước muối ấm cho trâu uống để tăng sức đề kháng khộng để trâu, bò chết rét.
Với các giải pháp tích cực, chủ động trong công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, huyện Chiêm Hóa quyết tâm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thời tiết gây ra trên đàn vật nuôi, góp phần đắc lực vào công tác xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân.
---
Đọc thêm những thông tin mới nhất về gowin99 nông nghiệp, phát triển nông thôn và tình hình kinh tế, gowin99 , văn học nghệ thuật trên Tạp chí điện tử Nông thôn và Phát triển -
Thái Sơn
Link nội dung: //revcat.net/tuyen-quang-kinh-nghiem-bao-ve-dan-gia-suc-trong-gia-ret-o-chiem-hoa-a10520.html