Cũng chính từ tỉnh thuần nông này đã từng có tư duy đổi mới, tạo ra bước đột phá đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp “khoán hộ” cuối những năm 60 của thế kỷ XX. Đó là cố Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc được coi là “Cha đẻ” của chủ trương “Khoán hộ” ở Vĩnh Phúc từ những năm 1966-1968, tiền đề của Chỉ thị 100 (1981) và Nghị quyết 10 (1988) của Bộ Chính trị, những quyết sách đã tạo ra một bước phát triển kỳ diệu của nông nghiệp Việt Nam, thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn Việt Nam, giúp nước ta từ chỗ phải nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới.
Nhìn lại chặng đường 25 năm tái lập tỉnh, với vai trò nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế để CNH, HĐH, bằng nhiều biện pháp tích cực và sự nỗ lực vươn lên không ngừng, Vĩnh Phúc đã có bước phát triển bứt phá mạnh mẽ.
Để thoát khỏi tỉnh thuần nông, đất đai canh tác nông nghiệp là tư liệu sản xuất cơ bản của người nông dân sinh sống ngàn đời nay, Vĩnh Phúc bắt đầu chuyển đổi mạnh mẽ. Còn nhớ, năm 1997, khi mới tái lập tỉnh, nông nghiệp Vĩnh Phúc chiếm hơn 52% trong cơ cấu kinh tế, thu ngân sách chỉ được gần 100 tỷ đồng, phụ thuộc rất lớn vào trợ cấp từ ngân sách Trung ương.
Sau 25 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã có những bước đột phát phát triển thoát nghèo. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc luôn ở mức cao, có năm tăng trên 20%. Bình quân giai đoạn 1997 – 2021, Vĩnh Phúc tăng trưởng kinh tế 13,42%/năm; chất lượng tăng trưởng được nâng cao, năng suất lao động đạt 212 triệu đồng/lao động/năm, tăng 20,5 lần so với năm 1997 (10,3 triệu đồng/lao động). Quy mô kinh tế ngày càng lớn, đến năm 2021, Vĩnh Phúc đạt 136,2 nghìn tỷ đồng tăng gấp 69,6 lần so với năm 1997 (năm 1997: 1,96 nghìn tỷ đồng), tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí ngày càng quan trọng của tỉnh trong vùng và cả nước.
GRDP bình quân đầu người của Vĩnh Phúc liên tục tăng qua các năm, năm 2020, đạt 105,5 triệu đồng/người, đứng thứ 5/11 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 10/63 tỉnh/thành phố trong cả nước; năm 2021 đạt 114,3 triệu đồng/người (khoảng 4.800 USD), cao gấp 52,5 lần so với năm 1997 (năm 1997: 2,18 triệu đồng/người).
Thu ngân sách Nhà nước của Vĩnh Phúc đạt cao, luôn vượt mục tiêu đề ra, với nhiều dấu mốc quan trọng và luôn nằm trong TOP các tỉnh có số thu ngân sách cao nhất của cả nước. Năm 1997, Vĩnh Phúc mới chỉ đạt hơn 100 tỷ đồng, đến năm 2002 vượt mốc 1.000 tỷ đồng. Từ năm 2004, Vĩnh Phúc đã tự cân đối được chi ngân sách và đóng góp, điều tiết về ngân sách Trung ương. Năm 2009, Vĩnh Phúc vượt mốc thu ngân sách 10.000 tỷ đồng, năm 2014 vượt mốc 20.000 tỷ đồng và đến năm 2016 vượt mốc 30.000 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2019 đạt trên 35.000 tỷ đồng, là tỉnh có số thu ngân sách đứng thứ 8 cả nước và thứ 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; năm 2020 và năm 2021 mặc dù tác động của đại dịch COVID-19 nhưng tổng thu ngân sách của tỉnh vẫn đạt trên 32.000 tỷ đồng (trong đó thu nội địa đạt gần 28 nghìn tỷ đồng), gấp 282 lần so với số thu ngân sách của năm 1997. Số thu ngân sách tăng cao đã tạo điều kiện tăng nguồn lực đầu tư cho hạ tầng kinh tế gowin99 và thực hiện các chính sách gowin99 .
Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng khá cao, giữ vai trò đầu tàu, động lực cho phát triển kinh tế và giữ tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu GRDP của tỉnh (năm 2021, chiếm đến 63,74%; năm 1997 là 18,4%). Hai khu vực kinh tế còn lại là dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản đều theo hướng giảm, trong đó: Khu vực dịch vụ giảm từ 36,48% năm 1997 xuống 28,43% và khu vực nông, lâm thủy sản giảm từ mức 45,13% năm 1997 xuống còn 7,83% tổng giá trị tăng thêm các ngành kinh tế năm 2021.
Thu hút vốn đầu tư của Vĩnh Phúc từng là một trong những “điểm sáng” của cả nước. Ngay từ khi tái lập, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đã xác định hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư là chìa khóa quan trọng để Vĩnh Phúc phát triển. Từ đó, Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh đã có những hướng đi mang tính đột phá để trở thành “điểm sáng” của cả nước về công tác thu hút đầu tư. Năm 1997 thời điểm tái lập, tỉnh có 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 1 dự án có vốn đầu tư trong nước (DDI) thì đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh đã có 429 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,1 tỷ USD của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh, trong đó có các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, các quốc gia Châu Âu và 824 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là gần 110 nghìn tỷ đồng. Từ chỗ không có khu công nghiệp khi mới tái lập, đến nay Vĩnh Phúc đã có 19 khu công nghiệp được quy hoạch, trong đó có 14 khu công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư (có 8 KCN đi vào hoạt động).
Ngoài ra, Vĩnh Phúc hiện có 6 Cụm công nghiệp (CCN) được coi là hình thành, có doanh nghiệp được giao đất để sản xuất, kinh doanh , tổng diện tích là 122,59 ha, trong đó CCN Hương Canh, CCN Tân Tiến đã lấp đầy 100%. Số lượng CCN theo quy hoạch đã được thành lập và giao Chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng là 16 CCN ,với tổng diện tích là 407,46 ha.
Đầu xuân Nhâm Dần lất phất mưa phùn, rét đậm, ghé thăm thôn Chùa, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, chúng tôi mừng thọ 81 tuổi Cựu chiến binh Trung tá, Thi sĩ tài hoa Bùi Văn Dung sinh năm Tân Tỵ (1941) được đông đảo bạn đọc và công chúng mến mộ. Ông từng là lính pháo binh tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bảo vệ biên giới phía Bắc, là tác giả hai bài thơ nổi tiếng “Gửi nắng cho em”, “Con kênh ta đào” được Nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc cách nay gần nửa thế kỷ trở thành những ca khúc được công chúng yêu thích, đi cùng năm tháng.
Được coi là người “thông thiên văn, tường địa lý” vùng quê này, tuy tuổi cao nhưng tính tình vui vẻ, hóm hỉnh, sức khỏe dẻo dai, tác phong nhà binh nhanh nhẹn, Cựu chiến binh, Thi sĩ Bùi Văn Dung vẫn ham viết lách đưa cho chúng tôi xem không chỉ bản thảo trường ca bằng thơ “Văn đàn có chuyện” mà còn cả các bảo thảo tiểu thuyết dày cộp “Làng chảy máu”, “Quá khứ khác”, ‘Phế nhân”, "Kiếp rừng"… đang trong quá trình chỉnh lý, chưa xuất bản. Khi đàm đạo về thế sự, được hỏi cảm nghĩ về chuyển biến của quê hương, ông bộc bạch: Không có gì là hoàn hảo cả. Mặc dù cũng đã bị trả giá nhưng diện mạo nông thôn Vĩnh Phúc đổi thay toàn diện, chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm đạt kết quả quan trọng. Kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển rõ rệt theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Kết cấu hạ tầng nông thôn được xây dựng đồng bộ, khang trang, kết nối giao thông với các đô thị đi lại thuận lới. Đời sống của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, nâng cao. Khi mới tái lập tỉnh, các tuyến đường quốc lộ chủ yếu là đá răm, cấp phối đến nay được nhựa hóa 100%; tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai chạy qua tỉnh với 5 nút giao đã, đang và sẽ là điều kiện thuận lợi để kết nối Vĩnh Phúc với các tỉnh phía Bắc và vùng đồng bằng Sông Hồng. Hệ thống giao thông tĩnh như các bến xe, điểm đỗ xe buýt được đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển…
Đúng vậy, theo báo cáo tại kỳ họp HĐND tỉnh Vĩnh Phúc cuối năm 2021: Đến hết năm 2021 dự kiến toàn tỉnh có 100% số xã (105 xã) đạt chuẩn nông thôn mới, 11 xã nông thôn mới nâng cao, 36 thôn nông thôn mới kiểu mẫu, 5/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Huy động và tạo sự đồng thuận lớn trong nhân dân về chủ trương xây dựng, cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường tại khu dân cư; đã vận động nhân dân đóng góp, ủng hộ tiền, ngày công trị giá gần 700 tỷ đồng, xây dựng 734,02 km cống rãnh thoát nước; chất lượng môi trường sống tại nhiều vùng nông thôn, khu dân cư được nâng lên, tạo hiệu ứng lan tỏa, đoàn kết trong toàn tỉnh. Đáng chú ý, Vĩnh Phúc được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt chất lượng từ 3 sao trở lên cho 22 sản phẩm. Duy trì 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch đến năm 2021 đạt quy chuẩn 02/BYT đạt 63,2%, tăng 0,64%.
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng, quy mô, cơ cấu và chất lượng. Năm 1997 chỉ có 91 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số vốn 57 tỷ đồng, đến hết năm 2021, toàn tỉnh có trên 13 nghìn doanh nghiệp (tăng 141 lần so với năm 1997) với vốn đăng ký đạt trên 150 nghìn tỷ đồng. Các doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm, thoát khỏi tỉnh thuần nông kéo dài hàng nghìn năm nay, từng bước vươn lên thoát nghèo, trở thành tỉnh CNH, HĐH cùng với khởi sắc của đất nước, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
(Còn nữa)
Đón đọc Bài 3: Những vấn đề đặt ra
V.X.B - N.T.D
Link nội dung: //revcat.net/vinh-phuc-dat-chuyen-thoat-khoi-thuan-nong-nhung-buoc-dot-pha-thoat-ngheo-bai-2-a10465.html