link tải gowin99 mới nhất

Nghệ thuật và Khoa học về Thiền (Kỳ 8)

Trân trọng giới thiệu tiếp nội dung cuốn sách " Nghệ thuật và Khoa học về Thiền" của Tiến sĩ Newton Kondaveti, M.D Chitra Jha, được ấp ủ và hình thành bởi Tiến sĩ Newton Kondaveti, M.D do TS Nguyễn Hoàng Điệp hiệu đính sửa chữa bản tiếng Việt lần cuối và Nhà xuất bản Dân Trí ấn hành

Chương 7

Thiền trong bao lâu?

Công thức

Một người nên Thiền với thời gian bao lâu là câu hỏi thường được hỏi bởi hầu hết những người mới bắt đầu. Theo quan sát, thời gian Thiền tối ưu trực tiếp tương xứng với tuổi của một người tính theo năm, nghĩa là một đứa trẻ 5 tuổi cần Thiền 5 phút; một bạn trẻ 25 tuổi cần Thiền trong 25 phút, và một người 50 tuổi cần Thiền trong 50 phút. Nói theo cách khác, bạn phải Thiền trong một phút, cho mỗi năm ở độ tuổi hiện tại của bạn. Công thức này còn đóng vai trò như một sự hướng dẫn chung. Song, đối với người mới bắt đầu ở độ tuổi trên 20, thì nên bắt đầu với 20 phút Thiền. Sau đó, tăng dần thêm một phút mỗi ngày cho đến khi họ đạt đến thời gian Thiền tối ưu, bởi vì năng lực Thiền của một người tăng lên khi luyện tập.

chuythienf1b-1643993096.jpgẢnh minh họa. Nguồn: Internet.

 

Đối với một số người mới tập, thậm chí Thiền 5 phút thôi cũng dường như là vô tận và họ có thể cảm thấy hơi bồn chồn. Những người như vậy, có thể bắt đầu với thời lượng ngắn và dần dần tăng nhịp độ theo mong muốn của họ, thay vì là ngồi đó vật lộn với Thiền.

Thực ra, thời lượng Thiền của bạn phụ thuộc vào bạn, tính khí và nhu cầu của bạn. Một số người thấy Thiền năm phút là đủ giá trị rồi, còn một số khác thích Thiền tới nhiều giờ.

Thời gian Thiền sẽ khác nhau ở mỗi người và mức độ hứng thú của người đó, nhưng nếu bạn muốn tiến bộ hơn,tạo cho tâm trí yên lặng và đem lại nhiều thay đổi tích cực cho cuộc sống của mình, thì bạn nên làm theo quy tắc “mỗi phút cho mỗi năm của cuộc đời của bạn”.Người mới bắt đầu cần làm tốt để bám sát thời gian quy định. Nếu bạn có thể Thiền với khoảng thời gian này hai lần một ngày, như vậy là quá đủ.

Tuy nhiên, độ dài buổi Thiền của bạn phải theo tính thực tiễn của việc quản lý thời gian trong bối cảnh tổng thể cuộc sống của bạn.

Quá lâu hay quá ngắn

Nếu bạn Thiền quá lâu, tâm trí sẽ bắt đầu nổi loạn và làm bạn đau đầu. Ngược lại, nếu bạn Thiền quá ngắn, bạn sẽ không nhận được lợi ích gì. Nó giống như bạn đi tập gym vậy. Bạn sẽ không tiến bộ chút nào nếu như bạn không tập trong khoảng thời gian tối thiểu. Nhưng nếu bạn tập quá nhiều một lúc, bạn sẽ bị mệt và thậm chí có thể bị chấn thương.

Nếu bạn Thiền trong thời gian ngắn, thì ngay khi cơ thể bạn vừa ổn định và sự tập trung của bạn vào hơi thở đang dần trở nên dễ chịu thì thời gian đã kết thúc. Nếu bạn gặp trường hợp như vậy, bạn nên tăng thời lượng Thiền lên.Khi có chút kinh nghiệm, bạn sẽ biết khi nào bạn thực sự Thiền và khi nào bạn ngồi nhắm mắt. Bạn sẽ phân biệt được giữa Thiền sâu và Thiền nông, bị sao nhãng. Với kiến thức này, bạn dần dần tăng thời lượng luyện tập của mình, từ sự nhận thức rằng việc tăng cường thời gian này đang giúp bạn đi sâu hơn vào Thiền. Nếu thời lượng tăng thêm đó chỉ toàn sự mất tập trung, thì hãy giảm thời gian Thiền xuống.Hầu hết mọi người cần vài phút để ổn định thân tâm, và thêm vài phút nữa để hoàn toàn tham gia vào quá trình quan sát hơi thở. Những người như vậy cần thời gian Thiền dài hơn. Càng ngồi Thiền lâu, càng có thêm thời gian cho sự phát triển tỉnh thức. Khoa học về Thiền chỉ ra rằng các chất hoá học từ não cần chút thời gian để khởi động và điều chỉnh sóng não.Người Thiền tập thuần thục đi vào Thiền ngay khi họ vừa nhắm mắt. Họ Thiền trong nhiều giờ vì họ thích trải nghiệm về Thiền. Họ Thiền sâu đến mức không còn nhận thức về thời gian. Ở trạng thái đó, họ vượt qua cả thời gian và trải nghiệm vượt thời gian.

Một số bậc thầy ngồi Thiền hàng giờ đồng hồ. Một số linh hồn già đã say mê Thiền định lâu từ khi còn nhỏ. Một số ẩn sĩ Thiền không ngừng nghỉ qua nhiều tuần, nhưng cách thực hành Thiền như vậy không dành cho tất cả mọi người. Những ai muốn nâng cao về mặt tâm linh và muốn khám phá bản chất im lặng sâu sắc của họ một cách toàn vẹn có thể Thiền trong thời gian dài.Bạn Thiền trong bao lâu cuối cùng là một sự lựa chọn, không phải là luật lệ. Thiền cần phải được duy trì là một sự thực hành vui vẻ mà bạn có thể làm bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, với thời gian bao lâu tuỳ thích. Tốt nhất là không đặt ra bất kỳ mục tiêu thời gian nào. Hãy chú ý nhiều hơn tới chất lượng buổi Thiền của bạn và kiên trì luyện tập.

Bạn phải Thiền lâu nhất có thể mà không tạo ra bất kỳ căng thẳng tinh thần nào. Thực hành đều đặn quan trọng hơn thời lượng Thiền.

Thực hành đều đặn

Khi bạn bỏ lỡ buổi Thiền một ngày và nói, “Tôi sẽ Thiền vào ngày mai”, thì bạn biết điều gì xảy ra rồi đấy; ngày mai của bạn sẽ không bao giờ tới.

Bạn dành thời gian hàng ngày để tập thể dục, ăn, tắm và đánh răng bởi vì những hoạt động này cần thiết cho sức khoẻ của bạn. Thiền cũng phải trở thành thói quen quan trọng như đánh răng và tắm vậy.Cũng như đánh răng hai lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối là tốt nhất, thì Thiền cũng cần một lần buổi sáng và một lần buổi tối. Thiền hai lần một ngày, nhất là vào buổi sáng và buổi tối, sẽ đem lại lợi ích tích cực và lâu dài. Bạn có thể thiền lâu một ngày rồi Thiền ngắn hơn ngày hôm sau. Thiền một lần một ngày cũng được, miễn là bạn thực hành đều đặn.Bạn chăm sóc cơ thể mình vì bạn tôn trọng nó. Tương tự, Thiền cũng cần xuất phát từ sự tôn trọng bản thân.

Thực hành kiên định và đều đặn tốt hơn là Thiền được một ngày rồi nghỉ các ngày còn lại. Giả sử bạn không khoẻ và Bác sĩ kê thuốc bạn uống trong một tuần. Song, sẽ không có tác dụng gì khi uống tất cả số thuốc đó cùng một lúc, bởi vì sự đều đặn liên tục của việc điều trị quan trọng hơn số lượng thuốc bạn uống. Tương tự, nếu đến cuối tuần bạn nói rằng, “tôi đã không Thiền cả tuần nay. Bây giờ tôi sẽ Thiền trong hai tiếng”, thì nó không hiệu quả. Thiền 20 phút mỗi ngày có nhiều kết quả hơn Thiền 2 giờ một lần một tuần.Nếu bạn muốn đạt lợi ích tối đa từ việc thực hành của mình, bạn phải Thiền đều đặn liên tục trong 40 ngày liên tiếp. Nếu như bạn nghỉ chỉ một ngày thôi, bạn sẽ bắt đầu chuỗi 40 ngày lại từ đầu.

Chân thành

Quan trọng không phải là bạn ngồi Thiền được bao lâu mà chính là bạn thành tâm Thiền định bao nhiêu. Nó không phải là thời gian bạn ngồi Thiền mà là bạn ngồi thiền như thế nào. Điều bạn cần nhớ là Thiền luôn mang đến trải nghiệm bổ ích và thú vị cho bạn. Bạn không cần phải gây ấn tượng với người khác bằng cách Thiền lâu. Chân thành và đặt tâm vào việc hành Thiền quan trọng hơn rất nhiều. Nếu bạn không thích Thiền, bạn dù ngồi năm tiếng đi nữa cũng không cảm thấy được nạp năng lượng thêm chút nào.

Khả năng thiền

Không phải ai cũng có khả năng Thiền lâu nhưng nó có thể được phát triển theo thời gian. Gia tăng năng lực Thiền giống như phát triển cơ bắp. Ban đầu bạn bắt đầu tới phòng gym, cảm thấy mệt ngay chỉ sau năm phút; nhưng từ từ bạn có thể tập luyện trong một giờ hoặc hơn bởi vì bạn đã phát triển được lượng cơ bắp tiên quyết. Tương tự, cảm giác bồn chồn về tinh thần và thể chất giảm dần khi bạn ngồi Thiền ngày càng lâu hơn.

Hãy làm thí nghiệm nhỏ này. Lấy một cái ly chứa nước đục và giữ cho nó không bị khuấy động. Dần dần bùn sẽ bắt đầu lắng xuống và nước trở nên trong hơn. Hãy để ý cần bao nhiêu thời gian để ly nước đục này trở nên hoàn toàn trong vắt. Sự thật hiển nhiên này cũng áp dụng cho thâm và tâm của bạn. Bạn học được bài học giá trị này thông qua Thiền định.

Bạn là bản thể độc đáo với những nhu cầu và khả năng độc đáo. Hãy cho phép trí tuệ bên trong bạn dẫn đường.

Duy trì cân bằng

Bạn không phải trở thành một người Thiền tập siêu tốc vì tất cả mọi thứ được làm tốt nhất trong sự điều độ. Uống vitamin, sữa, thức ăn và tập thể dục đều tốt cho chúng ta, nhưng chỉ khi được sử dụng điều độ. Tương tự, sự cân bằng cũng cần được duy trì trong Thiền.

Trong Chí Tôn Ca (Bhagavad-Gita), Sri Krishna giải thích rằng sự cực đoan về bất kỳ điều gì như quá nhiều đồ ăn, cười quá nhiều, mộng mơ quá nhiều,v.v… đều dẫn đến khổ đau và vì vậy mọi sự cực đoan cần phải tránh. Thiền cũng không ngoại lệ. Ngài đề cao tính cân bằng từ mọi việc giống như Đức Phật ủng hộ con đường trung đạo.

Một số người có thể cảm thấy mất kết nối mạnh mẽ với cuộc sống thường ngày của họ,  muốn trốn chạy khỏi những vấn đề của mình, và tìm kiếm sự an ủi của Thiền. Những người như vậy không nên Thiền vội vã.

Chúng ta phải nhận ra rằng ta không đến thế giới vật lý này chỉ để Thiền. Ban đầu, chúng ta có thể thực hành nhiều hơn bởi vì đó là giai đoạn Sadhana. Khi mới học đi xe đạp, bạn có thể muốn luyện nhiều hơn. Tương tự, bạn muốn Thiền nhiều hơn lúc ban đầu, nhưng cuối cùng bạn cần trở về với cân bằng.Mục đích chính của Thiền là để giúp chúng ta sống vui vẻ, nhưng niềm vui này chỉ có thể được trải nghiệm khi những hiểu biết tâm linh được ứng dụng vào đời sống thường nhật của chúng ta.

Kết thúc thiền

Đừng mở mắt hay đứng dậy trước khi thời gian đã hẹn. Đừng dừng Thiền vì cảm giác bồn chồn hay buồn ngủ.Chúng ta rất dễ mất thời gian khi Thiền. Khi quá bận tâm về thời gian cũng làm mất tập trung. Một cái đồng hồ báo thức sẽ giải phóng bạn khỏi mối bận tâm về thời gian. Bạn có thể sử dụng chuông âm lượng nhỏ để báo hiệu kết thúc thời gianThiền. Âm thanh to có thể gây chói tai khi Thiền.

Xả Thiền bằng cách xoa hai bàn tay vào nhau và chạm nhẹ nhàng lên mắt để nguồn năng lượng Vũ trụ còn sót lại thông qua những ngón tay có thể được truyền đến mắt của bạn.

Sau khi Thiền

Sau khi xả Thiền, đừng để cảm giác an lạc tan biến. Hãy ngồi yên một lúc và tận hưởng trạng thái Thiền lắng dịu này. Dần dần, cảm giác Thiền này sẽ trở thành một phần cuộc sống của bạn, nơi bạn tiếp tục với sự bận rộn hằng ngày của mình.

Hãy đứng dậy từ từ. Đừng quá vội vã quay trở lại làm việc. Tâm trí và hệ thần kinh của bạn đang nghỉ ngơi qua suốt buổi Thiền và cần thời gian để định hướng lại khi Thiền kết thúc. Nếu đột nhiên nhảy ra khỏi tâm thái đó, bạn có thể làm choáng váng hệ thống của mình.Cũng cùng lý do trên, khoan hãy ăn quá no sau khi Thiền. Tốt hơn hết là chờ một lúc trước khi ăn. Hãy để cơ thể của bạn trở lại trạng thái trao đổi chất bình thường.Cũng đừng có vội đi tắm ngay sau Thiền. Nói cách khác, thả lỏng với khoảng thời gian ít nhất 15 phút sau khi Thiền.

Tóm lược

Nếu bạn Thiền quá lâu, tâm trí sẽ bắt đầu nổi loạn và làm bạn đau đầu. Ngược lại, nếu bạn Thiền quá ngắn, bạn cũng không nhận được lợi lạc gì.

Khoa học về Thiền chỉ ra rằng cần một khoảng thời gian để các hoạt chất não bộ khởi động và điều chỉnh sóng não.

Bạn Thiền thời gian bao lâu cuối cùng cũng là sự lựa chọn, không phải luật lệ.

Thực hành thường xuyên đều đặn quan trọng hơn là thời lượng Thiền.

Thiền hai lần một ngày, tốt nhất là vào buổi sáng và buổi tối, sẽ đem đến nhiều lợi ích tích cực và lâu bền.

Nếu bạn muốn đạt lợi ích tối đa, thì hãy Thiền đều đặn không nghỉ trong 40 ngày liên tục.

Không phải thời lượng Thiền của bạn, mà chính là sự thành tâm bạn dành cho Thiền mới quan trọng.

Bạn không cần phải trở thành một người hành Thiền marathon vì tất cả mọi thứ được thực hiện tốt nhất bằng sự điều độ.

Mục đích của Thiền là để sống vui vẻ, nhưng niềm vui này chỉ có thể được trải nghiệm khi những hiểu biết tâm linh được áp dụng vào đời sống thường nhật.

Vì việc quá bận tâm về thời gian có thể gây sao nhãng, nên tốt nhất là cài báo thức nhẹ để thông báo thời gian Thiền của bạn hơn là thi thoảng nhìn đồng hồ một lần.

Thả lỏng trong ít nhất khoảng 15 phút sau khi Thiền.

“Trong Thiền định sâu, dòng chảy của sự tập trung là liên tục giống như dòng chảy của dầu”.

Patanjali

(Còn nữa)

Link nội dung: //revcat.net/nghe-thuat-va-khoa-hoc-ve-thien-ky-8-a10390.html

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()