Chả là, hôm 25 tháng chạp vừa rồi, tôi về quê có việc gia đình. Bất ngờ thấy cái giếng cổ rất quen thuộc, có tên là GIẾNG THÁI BẰNG, nay đã được tôn tạo, quy mô có vẻ nhỏ hơn cái giếng hồi còn bé tôi được biết. Đặc biệt hơn nữa, GIẾNG THÁI BẰNG nay đã được gắn biến DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỜI TRẦN, lại có thêm cái miếu bên cạnh, thêm vẻ linh thiêng…
Tuy còn bé, nhưng tôi còn nhớ như in cái cảnh chính quyền cho phá dỡ hầu hết các ngôi đình trong toàn xã. Chỉ còn sót lại cái ĐÌNH CẢ thôi. Nhưng nó cũng đã bị vặt trụi hết hậu cung và các ngôi nhà phụ. Đất đình trước đây thênh thang, giờ đã bị lấn chiếm rất nhiều. Họ cho rằng miếu đền gì thì cũng chỉ rặt có mê tín dị đoan, cho nên phải phá đi, lấy gỗ làm việc khác.
Làng tôi có cái miếu TƯ VĂN, bên cạnh lại có cái giếng lớn. Miếu TƯ VĂN tọa lạc trên khu gò đất cao, không lớn lắm, nhưng cũng đầy đủ nghi thức của một công trình gowin99 đặc thù. Bọn trẻ chúng tôi tò mò vào xem, thấy thờ mấy ông Thánh mặt đỏ. Người ta phá miếu TƯ VĂN, cho chuyển mấy pho tượng xuống chùa. Thế là cho các vị thánh mặt đỏ râu dài ở chung với các tượng Phật hiền lành. Hiện vẫn còn. Về sau, khu đất Tư Văn trở thành khu cửa hàng thực phẩm, chuyên giết mổ, cung cấp thịt lợn cho cả vùng. Tem phiếu và không tem phiếu đều mua thịt lợn ở đây.
Nhà đất Mono:
Miếu TƯ VĂN, thực ra là cái miếu thờ Thánh Khổng Tử và vài ông học trò xuất sắc của Tiên Nho. Các cụ cho xây dựng, để khuyến khích đạo học ở quê nhà. Nó tương tự như cái “Văn Chỉ” của làng xã. Nhưng hồi ấy, họ chỉ biết là thờ thánh thờ thần, chứ chả biết thờ ai. Cho nên đã gọi là miếu đền, thì tất cả đều là mê tín dị đoan, phá tất.
Một dạo, người ta san đất khu TƯ VĂN, không biết người ở đâu về đào bới cái giếng bên cạnh khu Tư Văn. Tôi thấy họ moi từ đất lên những tấm gỗ lim, mỗi tấm dài khoảng 3 hay 4 mét, rộng khoảng 2 gang tay, dày khoảng 1 gang tay. Mỗi tấm gỗ lim hình hộp chữ nhật, ghép thành giếng lấy nước. Ước vậy tôi, chứ không biết chính xác được.
Riêng cái giếng THÁI BẰNG (Còn có tên Nôm là GIẾNG LIỆU) mà tôi đang chụp ảnh đây, nó nằm ở vị trí giao nhau giữa làng Tri Chỉ, Chỉ Bồ và Tam Tri. Người ở đâu về cũng đào bới lên. Tôi cũng thấy những tấm gỗ lim y như ở giếng trên TƯ VĂN, đầu làng Tri Chỉ.
Về sau, mới hay rằng, hình như các nhà khảo cổ đã về khai quật những cái giếng cổ thời Trần. Riêng cái giếng ở ngôi đền cuối làng Tri Chỉ (Miếu Xích), gần chùa Sú thôn Tri Chỉ, thì khoảng gần hai chục năm gần đây, khi con cháu làm ăn khắp nơi và dân làng đồng tâm đóng góp dựng lại MIẾU XÍCH từ cái nền cũ đã bị phá hồi Cải cách, người ta sửa sang lại cái giếng cổ bên cạnh gốc đa, cũng phát hiện những tấm gỗ lim Y HỆT như ở giếng TƯ VĂN và giếng THÁI BẰNG. Ông Nguyễn Sĩ Tường, hiện quản lý Miếu Xích, cam đoan với tôi như thế.
Hóa ra, mấy cái giếng cổ ở xã Thụy Trường (Thái Thụy - Thái Bình), đều nằm chung trong hệ thống giếng cổ thời Trần của cả vùng Thái Thụy ngày nay. Có lẽ, do cấu trúc địa chất vùng ven biển toàn cát và phù sa non, cho nên muốn làm giếng lấy nước sinh hoạt, người xưa phải làm giếng ghép bằng những tấm gỗ lim hình hộp xếp chồng lên nhau như vậy. Hệ thống giếng cổ đời Trần làng Lưu Đồn, xã Thụy Quỳnh, Thụy Dũng phía trong đê, cũng cấu trúc như vậy. Lý do đơn giản là vì quân đội của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đồn trú ở vùng này (Xung quanh đất A Sào), trước khi vượt sông Hóa tiến lên Vạn Kiếp, đánh chặn giặc Nguyên Mông ở cửa Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương có căn cứ thủy quân chiến lược rất lớn ở đây. Trận chiến quân nhà Trần bắt sống ba trăm chiến thuyền của quân Nguyên mà sách “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” chép là ở cửa Đại Bàng, thực ra là ở chính cửa sông Thái Bình này. Rất nhiều năm các nhà sử học tranh cãi ước đoán lung tung mà không thấy. Tống Đại Bàng quê tôi hiện vẫn còn có CHỢ BÀNG ngay sát nách tư gia của Anh hùng xe tăng Bùi Quang Thận, người cắm cờ trên nóc DINH ĐỘC LẬP ngày 30-4-1975. Cửa sông Hóa chính là cửa Đại Bàng vậy!
Mấy năm trước, tôi về thăm núi Bảo Đài, thăm AM NGỌA VÂN nơi viên tịch của vua Phật Trần Nhân Tông, thuộc xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Tìm hiểu về cấu trúc khu lăng mộ các vua Trần ở thôn Trại Lốc, mới biết thêm rằng, lăng mộ các vua Trần ở đây đều thấy dùng những tấm gỗ lim hình hộp chữ nhật, ghép vào nhau chồng lên nhau để bảo vệ chiếc quan tài bên trong. Phải chăng, đó chính là một đặc điểm nổi bật của hệ thống kiến trúc lăng mộ và giếng cổ đời Trần?
Tôi ngồi uống rượu mừng nhà mới của thằng cháu Linh, con cô em gái, ngay bên cạnh GIẾNG THÁI BẰNG cùng mấy bác ở quê. Không thể không miên man say sưa với những kỷ niệm thời thơ dại. Mọi người đều chỉ ra con đường chạy thẳng sang thôn Tam Tri chỗ tôi ngồi đây, phải đi xuyên qua cái gồ Tầm Thiềng. Phía trên kia trước đây có cái đền thờ vị Thánh nào đó, có lẽ là thờ ngài Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, do cụ Đào Trọng Thiềng (hoặc Thiềm), con cụ Đào Trọng Kỳ, Đại thần nhà Nguyễn, Tổng đốc Bắc Kỳ trông coi ở đó. Hồi chăn trâu, tôi vẫn cưỡi trâu cho nó gặm cỏ ở khu bãi tha ma có cái tên là gồ Tầm Thiềng.
Đền bị phá mất rồi, Chỉ còn cái bãi tha ma rộng lớn, bây giờ đã bị gặm nhấm đi quá nhiều, chỉ còn lại một dải đất dài như chiếc đai lưng. Ông anh thứ hai của chúng tôi năm nay 83 tuổi, bảo rằng, cái bãi tha ma mang tên Tầm Thiềng kia, năm 1950, có 1 trung đội lính Pháp đóng trại ở đó. Bọn lính Pháp này tham gia trận càn mang mật danh gì đó, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Chúng đã bị du kích ba thôn bao vây chặt, buộc phải kéo cờ trắng đầu hàng. Nhưng bất ngờ có hai chiếc máy bay khu trục, hình như từ sân bay Cát Bi bên Hải Phòng lao tới, lượn vòng, bắn phá lung tung, giải vây cho quân Pháp. Du kích ta yếu thế, buộc phải bỏ miếng mồi đã sắp trên mâm, ngậm ngùi tiếc rẻ, rút lui. Trung đôi lính Pháp được đồng bọn cứu thoát. Hồi ấy tôi mới 2 tuổi, đã biết bám theo mẹ chạy càn. Bác hai nhà tôi khi ấy 10 tuổi thì biết rõ.
Ngồi bên cạnh GIẾNG CỔ THÁI BẰNG, nhìn mãi ra cái bãi tha ma mà mình từng cưỡi trâu gặm cỏ hồi đồng dao vui vẻ, lòng ngổn ngang bao điều nghĩ ngợi…
Nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục
Link nội dung: //revcat.net/gieng-lang-a10376.html