Nếu lãnh đạo đất nước hiểu dân, vì dân và tập hợp, đoàn kết được toàn dân sẽ tạo nên nguồn sức mạnh to lớn.“Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân, sức dân như nước” - Người Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã khẳng định như vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng, “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” (Hồ Chí Minh toàn tập, T 8, tr.276). Mọi việc đều bắt nguồn từ dân, lấy dân làm gốc,… là bài học lớn được đúc kết suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính nhân dân và chỉ có nhân dân đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược hùng mạnh, tàn bạo. Những trang tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam Diễn nghĩa”của PGS TS Cao Văn Liên đều phảng phất âm hưởng Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; lắng đọng những âm vang chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Rạch Gầm – Xoài Mút… Đó là tiếng gọi non sông, mang hào khí của một dân tộc anh hùng vẫn vang vọng, trao truyền, tiếp nối làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng - “chấn động địa cầu”, “Điện Biên Phủ” trên không, Đại thắng mùa Xuân 1975 để đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập, dân chủ, ngày càng giàu mạnh, văn minh, không bị “tụt hậu”, bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại.
Những âm hưởng truyền thống vang dội đó tiếp tục được thể hiện trong sự nghiệp bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, chủ quyền lãnh hải của đất nước, lại đang được thể hiện trong “cuộc chiến” phòng chống đại dịch CoVid 19 (còn gọi là SARS CoV 2), là thử thách chưa từng có không chỉ đối với Việt Nam mà cả trên toàn cầu. Đất nước lại đứng trước nguy nam, thách thức trước kẻ thù vô hình – Covid 19, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “chống dịch như chống giặc”, “có thể hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người dân”. Việt Nam một lần nữa phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết “chống giặc”, trên dưới đồng lòng, tạo thành sức mạnh tổng hợp để phòng, chống dịch CoVid 19 có hiệu quả, chi phí thấp mà cả thế giới phải thừa nhận. Tờ Liberation của đảng Cộng sản Mỹ nhận xét: “Bắt đầu từ kỷ nguyên của hai cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân, đế quốc xâm lược cho đến khi đương đầu với dịch bệnh SARS và COVID-19, Việt Nam xây đắp nên lịch sử chiến đấu thành công với những căn bệnh tử thần”. Đây có thể nói là sự ngoạn mục trước thử thách trong 3 năm đã qua. Nghĩa cử nhân ái của Việt Nam qua thành công phòng chống dịch CoVid 19 gây xúc động mạnh lương tri nhân loại. Thế giới nhìn vào Việt Nam với ánh mắt rất thiện cảm. Thành công bước đầu này đã góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước trong chặng đường dài phòng, chống dịch CoVid 19 vẫn còn đang ở phía trước. Như vậy, một lần nữa, truyền thống đoàn kết, nhân ái, lòng tự hào dân tộc tiếp tục lan toả, góp phần không ngừng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bao chiến công lẫy lừng đó là chiến thắng của nhân nghĩa, của khát vọng hòa bình và cũng là chiến thắng của sức dân, triệu người như một trong quá khứ lịch sử hào hùng cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay trước những biến động bất thường, phi truyền thống rất khó lường.
Suy cho cùng, đó là “Tư tưởng thân dân” - lấy dân làm gốc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", được PGS TS Cao Văn Liên thể hiện đậm nét trong bộ tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam Diễn nghĩa”. Đúng như PGS TS Trần Hoài Anh (Đại học văn hoá TP Hồ Chí Minh) nhận xét về bộ tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa”: “Đây không phải là điều gì mới, đó chính là sự kết tinh truyền thống đạo đức đã hiện hữu trong lịch sử dân tộc. Nhưng với tinh thần ‘ôn cố tri tân’, tác giả Cao Văn Liên muốn làm mới một vấn đề tưởng như xa xưa nhưng không bao giờ cũ, và vẫn còn nguyên giá trị, bởi tính thời sự của nó đối với cuộc sống hiện tại, để thức nhận chúng ta, những thế hệ người Việt Nam đang tiếp bước cha ông bảo vệ và xây dựng đất nước. Bởi, khi con người còn bị “hấp dẫn” trước những chủ thuyết mơ hồ, với các làn sóng văn minh hiện đại gắn nhãn hiệu những dấu chấm không rồi quay lưng lại với những giá trị nền tảng đạo đức của dân tộc, trong đó có tư tưởng thân dân, yêu dân, kính dân, vốn là một phẩm tính mà người lãnh đạo đất nước cần phải có như Nguyễn Trãi đã từng xác quyết trong Bình Ngô đại cáo: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” thì tư tưởng thân dân thể hiện trong cảm thức lịch sử của tác giả Cao Văn Liên ở Việt Nam Diễn nghĩa vẫn rất quan thiết và cần được trân quí”.
Tuy là đã thành công bước đầu nhưng nếu như tái bản bộ tiểu thuyết lịch sử “ Việt Nam Diễn nghĩa”, tác giả cần tăng cường hơn nữa chất văn học trong từng tập. Tác giả đã thống kê, liệt kê khá chuẩn từng sự kiện gắn với các nhân vật trong từng giai đoạn lịch sử nhưng nên nghiên cứu ngôn ngữ thể hiện cho phù hợp hơn với thời kỳ lịch sử đó.
Là thể loại tiểu thuyết, tác giả cũng nên đi sâu tìm hiểu, thu thập thêm tài liệu để mô tả, khắc hoạ tính cách, số phận những nhân vật lịch sử điển hình mà trong lần xuất bản đầu tiên hầu như chưa làm được nhiều như trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (190–280) sau công nguyên với 120 chương hồi, theo phương pháp “bảy thực ba hư” (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết lịch sử này được xem là một trong “Tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc.
Mặt khác, cũng nên đa dạng hoá khi mô tả những trận chiến tiêu biểu chống giặc ngoại xâm cũng như những trận chiến lớn trong thời kỳ nội chiến không bị rập khuôn na ná giống nhau như “Gươm chạm đại đao toé lửa… Hai bên xông vào chém giết, thây chất thành núi, máu chảy thành sông…” miêu tả lặp lại hơi nhiều. Cần khắc phục khiếm khuyết đó để tăng tính hấp dẫn hơn nữa của bộ tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam Diễn nghĩa”. Muốn vậy, đòi hỏi tác giả phải “lao tâm khổ tứ” hơn nữa, sáng tạo hơn nữa trong sáng tác văn học nhưng vẫn phải bảo đảm tính lô- gíc và tôn trọng sự thật lịch sử.
Khi đề cập đến tên địa danh cũ, tác giả nên mở ngoặc nay tên là gì. Ví dụ như Vũ Ninh thì mở ngoặc là (Bắc Ninh), hoặc Bố Hải Khẩu, mở ngoặc là (Thái Bình), sông Linh Giang, mở ngoặc là (Sông Gianh – Quảng Bình), Phù Ly (Tây Sơn – Bình Định)… để người đọc dễ hiểu, hình dung được ngay.
Tác giả cần điền dã thêm, lần theo dấu vết lịch sử, có thêm những tư liệu mới, sát với thực tế lịch sử để viết sinh động, hấp dẫn hơn. Chẳng hạn trong Tập IV “Nội chiến Nam - Bắc Triều” ở Chương III “Hoàng hôn của Bắc Triều” tại các trang 390 – 391 viết (trích nguyên văn): “ Đinh Văn Tả hỏi:
- Mạc Kính Vũ chạy về đâu, nói ta tha mạng.
- Dạ tướng quân tha mạng, Mạc Kính Vũ đã chạy sang Long Châu - Trung Quốc rồi. ạ…
Sau khi thám mã từ Long Châu về báo chính xác Mạc Kính Vũ trốn sang Trung Quốc, sống ẩn dật vì sợ nhà Thanh truy bắt, Đinh Văn Tả mới tin rằng thế lực nhà Mạc hoàn toàn chấm dứt ở Cao Bằng năm 1677, mặc dù vai trò chính trị quốc gia đã chấm dứt từ năm 1592. Ở Cao Bằng, nhà Mạc được thêm 3 đời vua kế tục nhau: Mạc Kính Cung (1592 – 1625), Mạc Kính Khoan (1625 -1638), Mạc Kính Vũ (1638-1677), cát cứ được 85 năm. Năm 1677 chấm dứt nội chiến Nam Bắc Triều”…
Nhưng nếu đi điền dã về Vĩnh Phúc, tác giả sẽ có thêm tư liệu mới về những năm cuối đời của Mạc Kính Vũ không phải ở “Long Châu – Trung Quốc” thì thể hiện chuẩn xác, sâu sắc, hấp dẫn hơn. Bởi ngày 21/4/2017, trên đồi Xuân Sơn thuộc thôn Diệm Xuân, xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã khánh thành Đền thờ Nhà Mạc. Đền thờ này do Hội đồng Mạc tộc Vĩnh Phúc chủ trì với sự công đức của con cháu họ Mạc và nhân dân địa phương cùng khách thập phương. Ông Nguyễn Ngọc Thu, gốc họ Mạc, Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Vĩnh Phúc là người có Tâm, có Chí… góp phần quan trọng hoàn thành công trình này. Đền thờ không lớn lắm, nhưng ở gần đỉnh đồi, có vị trí rất đẹp.
Theo gia phả và truyền ngôn của 2 chi họ Nguyễn gốc Mạc ở Vĩnh Phúc, trước khi thất thủ ở Cao Bằng, Mạc Kính Vũ đã về đồi Xuân Sơn, nơi nhìn ra ngã ba sông Hồng và sông Lô, vị trí rất đẹp, xây ngôi chùa gọi là Xuân Sơn Tự và ông thường lui tới như một vị tu hành. Nhiều dấu tích và truyền ngôn cho thấy ông chọn Vĩnh Phúc là địa bàn chiến lược, chuẩn bị lực lượng lấy lại Thăng Long, nhưng đã không thành. Cuối cùng ông tu hành, trụ trì tại Xuân Sơn Tự. Tại đồi này, sau phát hiện có mộ của vua Mạc Kính Vũ, Hoàng tử Mạc Hữu Phát (Nguyễn Hữu Nhẫn), công chúa Mạc Chính Lan…
Nhưng từ khi có Hội thảo khoa học “Nhà Mạc và Hậu Duệ nhà Mạc trên đất Vĩnh phúc” ngày 21/9/2012, các nhà nghiên cứu bước đầu đi đến thống nhất cho rằng: Việt Xuân là vùng đất Vương triều Mạc ẩn cư sau thời kỳ ở Cao Bằng. Hoàng đế Mạc Kính Vũ (1638-1677) có tài liệu ghi Mạc Kính Diệu (Trạc), Mạc Kính Hoàn, là đời Vua thứ 10 triều Mạc, niên hiệu Thuận Đức ở Cao Bằng, được triều nhà Thanh phong Quy Hóa Tướng Quân đến khi mất chưa kịp nhận sắc phong An Nam Đô thống sứ. Mạc Kính Vũ lựa chọn đồi thôn Diệm Xuân làm nơi mai danh ẩn tích, xuất gia xây Chùa quy y nơi cửa Phật và mất tại đây.
Từ sau kết luận Hội thảo khoa học nói trên, con cháu nhà Mạc ở Vĩnh Phúc, nhất là ở huyện Vĩnh Tường và Lập Thạch cũ (nay thành 2 huyện Sông Lô và Lập Thạch) chú tâm hơn đến 3 ngôi mộ ở đồi Diệm Xuân, trong đó có ngôi mộ Mạc Kính Vũ ở sau Xuân Sơn tự. Nhưng thật oái oăm, ngôi mộ cổ được coi là Mạc Kính Vũ thì ông Nguyễn Đình Nhuận không phải là gốc Mạc đã tu sửa trước năm 2012 coi đó là mộ của dòng họ Nguyễn Đình, dẫn đến tranh chấp giữa dòng họ Nguyễn Chùa gốc Mạc và dòng họ Nguyễn Đình không phải gốc Mạc.
UBND xã Việt Xuân đã mời đại diện hai dòng họ Nguyễn Chùa gốc Mạc và Nguyễn Đình không phải gốc Mạc để trao đổi, xác định chủ đích thực ngôi mộ cổ ở sau chùa Xuân Sơn mang tính hòa giải nhưng không thành, tạm đi đến quyết định: Do tranh chấp, ngôi mộ cổ ở phía sau chùa Trống (Xuân Sơn tự) cứ để nguyên, không được ai đụng đến, chưa được tôn tạo. Hai bên tranh chấp không thắp hương ở ngôi mộ đó, đồng thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Hai dòng họ Nguyễn Chùa gốc Mạc và Nguyễn Đình không phải gốc Mạc đều tuân thủ ý kiến nói trên của UBND xã Việt Xuân về ngôi mộ cổ ở phía sau chùa Xuân Sơn, chờ quyết định phân xử của cấp có thẩm quyền.
Vì không được thắp hương lên ngôi mộ cổ đang có tranh chấp, Hội đồng Mạc tộc Vĩnh Phúc đã dựng cây hương đá phía ngoài vòng quanh mộ để con cháu gốc Mạc đến thắp hương tưởng nhớ tiên tổ. Còn hai ngôi mộ Hoàng tử Nguyễn Hữu Nhẫn và Công chúa Mac Chính Lan không có tranh chấp vẫn do con cháu gốc Mạc hương khói cúng bái.
Từ ngày 11/2/2014, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có Quyết định số 426/QĐ-CT phê duyệt dự án Cụm di tích lịch sử - gowin99 Chùa, Đền, Đình Diệm Xuân, xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, liên kết với khu Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, có nhiều dấu tích về nhà Mạc để trở thành điểm du lịch gowin99 - tín ngưỡng tâm linh gồm đình, chùa, đền, lăng tẫm Vua Mạc Kính Vũ, Hoàng tử Nguyễn Hữu Nhẫn, Công chúa Mạc Chính Lan…
Rất mong được tác giả lưu ý những gợi mở nói trên, tiếp tục nâng cao bút lực, sớm tái bản (có bổ sung) thành công hơn nữa bộ tiểu thuyết lịch sử “ Việt Nam Diễn nghĩa” để phục vụ bạn đọc và công chúng.
(HẾT)
V>X>B