link tải gowin99 mới nhất

Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng (Kỳ 20)

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc Tiểu thuyết lịch sử “Điện Biên – Bản hùng ca chiến thắng” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2022.

Kỳ 20.

  Lại có sĩ quan không quân vào báo:

-Báo cáo Đại tá, máy bay tiếp tế từ Hà Nội, Cát Bi lên đây, từ độ rất cao thả dù xuống nên không chính xác, phần lớn thuốc men, đạn dược, lương thực bay gần hết về phía trận địa Việt Minh.

  De Castories nói:

-Nói cụ thể xem nào?

-Dạ, ngày 1 tháng 4, hơn nửa đợt hàng rơi ngoài vị trí, ngày 6 tháng 4, hơn 10 khẩu pháo không giật 75 ly thả xuống, ta chỉ thu được 2 khẩu, ngày 9 tháng 4, trong tổng số 95 tấn hàng, ta chỉ nhặt được 2 tấn, ngày 13 tháng 4, máy bay C-119 của Mỹ đã trút toàn bộ số đạn pháo 105ly xuống trận địa Việt Minh, coi như tiếp tế đạn cho đối phương, ngày 18 tháng 4, hơn 30 tấn hàng rơi xuống cho Việt Minh.

Riêng ngày 26 tháng 4 đã có 50 máy bay tiếp tế trúng đạn trên bầu trời Điện Biên Phủ, 3 chiếc bị rơi, trong đó có 1 máy bay A26-Invader và 2 chiếc F6Hellcat của hạm đội 11 do phi công Mỹ lái, hứa tăng viện 80 lính nhưng chỉ thả được 16 người, hứa thả 150 tấn hàng chỉ thả được 91 tấn, 34% còn lại rơi về phía Việt Minh. Ngày 27 tháng 4, 70 % trong số 550 tấn hàng do máy bay C-119 của Mỹ thả dù rơi hết sang trận địa Việt Nam.

-Trong 1 lần thả 776 dù lạc sang phía Việt Nam, Hà Nội nói trong số các dù đó là hàng tấn đạn súng bộ binh, 600 viên đạn pháo, 3.000 viên đạn cối 120ly và 81 ly, 5.500 viên đạn pháo 105 ly, gạo, đồ hộp, thịt hộp, cá hộp, rau hộp, sữa bò, dầu hỏa, thịt tươi, muối ăn, nước ngọt, rau xanh, bích quy, bột mì, trứng tươi, bơ, ngũ cốc, bánh mì, trái cây, hàng chục tấn lương thực, thuốc men.

  Một sáng tháng tư, De Castories đang ngồi trầm ngâm suy nghĩ trong Sở chỉ huy thì có tiếng chuông điện thoại:

-Ai đấy ạ, tôi De Castories đây.

-Tôi Navarre đây, chào Thiếu tướng.

-Chào ngài Tổng tư lệnh, ngài nhầm ạ, tôi là Đại tá De Castories mà.

Tôi không nhầm, Chính phủ Pháp thấy ngài có công lao ở Điện Biên Phủ nên đã phong quân hàm Thiếu tướng cho ngài trước thời hạn.

-Cảm ơn Trung tướng Tổng tư lệnh. Ngài chuyển hộ lời của tôi cảm ơn ngài bộ Trưởng Quốc Phòng và Chính phủ Pháp.

-Tôi sẽ chuyển lời của ngài. Thế ngài đã nhận được chiếc dù màu đỏ đặc biệt trong đó quân hàm Thiếu tướng, có thư và quà cáp của Thiếu tướng phu nhân gửi chúc mừng ngài nhân dịp này chưa?

-Dù thả từ lúc nào, thưa ngài Trung tướng?

-Dù này do chiếc máy bay C-119 thả xuống Điện Biên Phủ ngày 15 tháng 4 năm 1954.

-Tôi chưa nhận được , nhưng chắc sẽ nhận được trong nay mai thôi. Xin cảm ơn ngài Trung tướng Tổng tư lệnh.

  De Castories ngồi xuống và nghĩ: “ Có lẽ dù đó đã bay sang phía trận địa Việt Minh rồi. Không ngờ ta lại được phong tướng trong một hoàn cảnh oái ăm. Đây chỉ là đòn tâm lý chiến nhằm động viên ta khi họ biết Điện Biên Phủ ngày càng nguy khốn. Dù sao cũng là được thăng cấp, mà là tướng của nước Cộng hòa”. Nghĩ vậy De Castories gọi:

-Có còn rượu vang không?

-Dạ, Còn một kiện khoảng 30 chai, nhưng lâu lắm rồi ạ.

-Chiều nay anh mời các sĩ quan trong Bộ chỉ huy đến uống rượu mừng cùng ta.

-Mừng gì thưa Đại tá?

-Tướng H.Navarre vừa thông báo ta được Chính phủ phong quân hàm Thiếu tướng trước thời hạn.

-Xin chúc mừng ngài Thiếu tướng .

  Chiều hôm đó trong căn hầm Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, những cốc rượu vang hết hạn được rót ra. Phó Tư lệnh Langgile nâng cốc:

-Xin mời các ngài nâng cốc chúc mừng ngài De Castories được phong Thiếu tướng.

  Tất cả đứng dậy nâng cốc:

-Xin chúc mừng Thiếu tướng.

  Các cốc pha lê chạm nhau nghe trầm lắng. De Castories quan sát thấy các sĩ quan uống và nhăn mặt. De Castories nhấp một ngụm và hiểu vì sao họ nhăn mặt, rượu để lâu hết hạn chua không nuốt nỗi. Ông thấy không một nét mặt nào của các sĩ quan vui mà chỉ thấy hiện lện sự phiền não, bất bình, những ánh mắt lóe lên sự thù ghét. De Castories hiểu tâm trạng của họ đang trong hoàn cảnh chết bất cứ lúc nào, trong hoàn cảnh Điện Biên Phủ sụp đổ chỉ tính từng ngày mà ông là Tư lệnh không tìm ra lối thoát cho hơn 1 vạn con người đang ở trong cái địa ngục trần gian mà lưỡi hái tử thần đang nhảy múa điên cuồng. De Castories cảm thấy ông có lỗi trong kết cục bi thảm của Điện Biên Phủ và hơn 1 vạn sinh mệnh con người trong tay ông.

XI.

  Vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 6 tháng 5 năm 1954, ven đồi A1 nửa do Quân đội nhân dân Việt Nam kiểm soát, 20 chiến sĩ công binh, qua 14 ngày đã đào xong hầm ngầm dài 20m, 1.000 kg thuốc nổ cũng đã đặt xong dưới đáy lô cốt ngầm của Pháp. Hai  chiến sĩ Nguyễn Phú Xuyên Khung, Nguyễn Văn Bạch được cử vào hầm điểm hỏa. Nguyễn Phú Xuyên Khung hỏi Nguyễn Văn Bạch:

-Có dặn lại gì cho gia đình và đồng đội không?

-Không dặn gì.

-Nếu giật nụ xòe mà thuốc không nổ, cậu phải bò vào tận nơi châm lửa trực tiếp và hy sinh đấy, cho nên dặn gì thì nói đi.

-Không dặn gì, tớ đi đây.

 - Tiếng nổ của 1.000 kg thuốc nổ này sẽ là tín hiệu cho đợt tấn công thứ ba cho toàn mặt trận đấy.

-Rõ rồi.

-Khi nghe pháo binh ta bắn dồn dập thì điểm hỏa, rõ chưa?

-Rõ.

  Cùng lúc đó, Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An ra lệnh:

-Bộ đội trên đồi A1 dồn xuống chân đồi, nhanh lên, công binh sắp điểm hỏa 1.000 kg thuốc nổ. Tất cả bộ đội chung quanh A1 quay lưng về phía A1, nhắm mắt và há miệng, đề phòng xung lực.

-Rõ.

  Trong khi đó, trong hầm, cách khối thuốc nổ 15m, khi nghe tiếng pháo bên ngoài, Nguyễn Văn Bạch giật nụ xòe. Một tiếng nổ phát ra, Đồi A1 rung lên như cơn động đất cực mạnh, cái hầm ngầm lợi hại của Pháp rung lên bần bật, phủ khói đen khổng lồ, tạo ra một cái miệng như núi lửa đất đá phun lên sáng chói cả một vùng. Khi đó là 20 giờ 30 phút ngày 6 tháng 5 năm 1954. Nguyễn Hữu An ra lệnh:

-Pháo binh Trung đoàn 316, bắn 15 phút vào nam đồi A1 phía quân Pháp.

(Cònnữa)
CVL